Open top menu
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012



                       (tiếp theo)

Người con gái chẳng cần son phấn , cứ khoác súng lên vai là…đẹp rồi. Và bác Mít trả lời “ người ông”:
          “ Cháu dâu bác đó, bác ơi
          Và người trai kia, thật cháu bác
          Người thanh niên của Tổ Quốc
          Súng trên vai sắp sửa lên đường…”
Rồi sợ “người ông” chưa hiểu lên đường đánh ai, bác Mít giảng giải :
          “ Nhưng bác ơi!Giặc Pháp đuổi rồi
          Giặc Mỹ đến liền
          Hai mươi năm đường đầy lang sói
          Hai mươi năm sông đỏ oán hờn…”
Rồi như  sợ “người ông” chưa thấu rõ “tội ác giặc Mỹ xâm lược”, mấy cô Mận, Đào, Xoan, Trúc xúm vào kể lể :
          “ Con nai gầy bên suối
          Cành hoá héo giữa đồi
          Lúa vàng đốt dưới ruộng
          Nụ cười chết trên môi…
          Ruột liền cắt đoạn
          Giọt máu cắn đôi…”
Kinh khủng chưa, giặc Mỹ tới thì đến…con nai cũng gầy, hoa cũng héo, lúa cũng cháy và đến nụ cười  cũng…chết. Chỗ này ông nhà thơ quên phứt chủ nghĩa lạc quan cách mạng với hình tượng “nụ cười Võ thị Thắng” trước họng súng quân thù. Giặc giã độc ác vậy nên các cô Mận, Đào, Xoan , Trúc đồng thanh :
          “Trai “sẵn sàng” băng miền hoả tuyến
          “ Gái “đảm đang” ở lại hậu phương
          Vì Tổ Quốc, đi, ở, đôi đường
          Tuổi thanh niên đã nguyện xem thường…”
“Người ông” còn thắc mắc nếu chiến tranh kéo dài liệu con cháu có còn tiếc rẻ tuổi thanh niên nữa không ? Ông hỏi :
          “ Dẫu mười năm xa cách
          Tuổi thanh niên đã nguyện coi thường ?”
Bác Mít trả lời ngay :
          “ Vâng, đã nguyện xem thường
          Dẫu ràng giữa tuổi yêu đương
          “ Cốc rượu nồng bên môi mới bén
          Khúc hát đêm qua vừa trao hẹn
          Sáng nay hoa tiễn , vẫn tươi cười…”
Đó “người ông” cứ yên tâm, con cháu chúng ta như thế đấy. Dù chỉ mới qua một đêm tân hôn, sáng mai phải ly biệt nhưng đôi trai gái vẫn…tươi cười. Nhà thơ “mô tả tâm lý nhân vật “ như vậy thì…hết chỗ nói.
Lúc này  “người mẹ” cũng đã bước ra,  bởi lẽ bà đang ngủ “ nửa đêm sực tỉnh, bên cầu ao, ta nghe có tiếng chân chao, ai thế nhỉ ?”. Bà quên phứt ngay con trai mờ sáng nó sẽ dứt áo ra chiến trường, bà cứ đánh một giấc ngon lành  mãi khi nghe tiếng chân khua nước ngoài cầu ao mới tỉnh dậy ra coi sao ? Bà quanh quẩn một hồi chẳng thấy ai, sờ vào quả mít, bà mới nhớ ra con sắp đi chiến trường :
            Mít kia chẳng mai kia sẽ chín
          Cũng muốn con ăn một miếng cho vui
          Nhưng việc dân, việc nước lửa bỏng nước sôi…”
Vậy thì con cứ đi cho nhanh nhé, việc nước quan trọng hơn…ăn mít. Than ôi, có bà mẹ nào sốt ruột cho con đi ngay vào nơi mũi tên hòn đạn như ngày nay giục con đi lĩnh xổ số giải độc đắc vậy ? Viết lách như thế , trách gì thể loại kịch thơ đã…chết bất đắc kỳ tử trên sân khấu Việt Nam kể từ khi nhà thơ Lưu Trọng Lư chiếm lĩnh “trận địa” này ?
 

“Bà mẹ” đã “cách mạng “ tới mức đó, ấy vậy mà vẫn còn bị ông nhà thơ trách móc :
          “Sao không học gương mẹ già thuở trước
          Cũng thức suốt đêm thâu
          Nhưng để may cờ cứu nước
          Kịp cho con gà gáy lên đường…”
Chẳng hiểu có “cái thuở nào “ lại có bà mẹ “quái thai” đến thế, sáng sớm hôm sau con trai đã đi vào tử địa mà đêm đó bà vẫn còn ngồi…may cờ ? Cảm hứng “ra trận” quá đà làm ông nhà thơ cứ bịa ra những chuyện trời ơi đất hỡi vậy.
Rồi cũng tới cảnh “ chinh phu, chinh phụ” thời chống Mỹ. “Người  con trai” và “người con gái” ngồi xuống một tảng đá. Oi chao, trong lúc tử biệt sinh ly, lẽ ra hai con tim phải hoà chung thống khổ, ngờ  đâu cô gái mở miệng :
“Anh ra đi mẹ có dặn gì ?’
Chàng trai phấn khởi  :
          “Mẹ cười, mẹ bảo
          Việc nước con cứ đi
          Việc hợp tác, việc nhà                                                   
          Có tao có nó…”
Bất chấp tình cảm tự nhiên trai gái khi ly biệt, ông tác giả kịch bản bắt đôi  uyên ương sắp rời cánh …ca bài sản xuất và chiến đấu . Cô gái nức nở :
          “Nhớ anh em mở một đường cày
          xách dăm gầu nước tưới cây anh trồng
            … Em đi đón dòng “cá bột”
          Mang giống  về chọn lọc em ươm
          Một năm anh về, hai năm anh về
          Mười  năm anh về, cá lớp lớp sinh sôi
          Nhớ anh thế đó, anh ơi…”
Chàng trai cũng sụt sùi :
          “Kẻ địch nào chẳng thắng em ơi
          Khó khăn nào anh không vượt nổi ?
          Nhớ lời Bác dậy ?
          Nghìn sông anh cũng lội
          Vạn đèo anh cũng băng…”
Tâm tình lâm ly xong rồi, tới “tiết mục tặng quà”. Cô gái  tặng “gói kim chỉ” để áo rách anh tự vá, còn anh trai tặng gì ? Cô gái đoán …  cuốn sách dạy trồng dâu  ? Không phải . Thôi đúng hạt giống rau rồi ? Cũng không phải, cô lại đoán :
          “Phải rồi , anh cho em chiếc lược
          Bằng thép mỏng máy bay?”
Anh con trai nổi tự  ái :
          “ nếu là chiếc lược em ơi
          Thì hãy đợi một ngày
          Khi tự tay anh hạ lấy
          “ Con “thần sấm” giữa trời
          Và tự tay anh chuốt thành lược…’
Ghê chưa, nếu em muốn anh tặng lược thì đợi anh bắn rơi máy bay Mỹ lấy mảnh nhôm đã. Các nhà chế tạo máy bay Mỹ cần chú ý chi tiết này, nên làm sẵn vài ngàn chiếc lược, phòng khi máy bay hạ cánh khẩn cấp trên đất Việt, còn có cơ đàm phán cẩu nguyên chiếc về kẻo máy móc bị xả thịt làm…lược. Khi cô gái chịu thua không đoán được, chàng trai mới “bật mí”. Tưởng gì quý báu, hoá ra là…chiếc gương . Đã vậy còn dặn dò :
          “ Những khi cày xong một buổi
          “ Em ra gốc muỗm em ngồi
          Em lấy gương đẹp ra soi
          “ Trận đấu  chiều đã vãn
          Em lấy gương đẹp ra soi
          Em gỡ những vết bùn trên tóc…”
Vậy em nhớ nhé, gương này anh tặng chỉ  dùng trong…sản xuất chiến đấu, còn sáng ngủ dậy, hoặc đình đám hội hè chớ dùng tới nó. Thật biểu hiện sinh động của một nền văn minh “đứng đầu nhân loại”. Ay thế mà cho dù chịu thắt buộc “nội quy sử dụng gương”  vậy, cô gái vẫn vui vẻ :
          “ Anh ra đi mưa nắng chiến trường, sao cho tròn nhiệm vụ
          Em ở nhà, một niềm chung thuỷ hai chữ “đảm đang”
          Dẫu năm năm, mười năm, nhìn gương em chẳng hổ,
          Đường chiến đấu , dài lâu gian khổ…”
Một cuộc chia ly màu siêu đỏ, đến “người ông “ vốn là chiến sĩ Cần Vương cũng phải ngỡ ngàng, phấn khởi  :
            Thậm chi ( không có dấu)  là khoái trá
          Con trai con gái bây giờ
          Tiễn đưa nhau đi đánh giặc mà cứ như là…”
… là đưa nhau tới…phòng cưới vậy. Thế là cả ông lẫn cháu đều ra sa trường , để  hoàn chỉnh “ bức tranh gia đình cách mạng”, cha truyền con nối đánh giặc, tất nhiên phải có ông bố nữa, thế là ông nhà thơ cho “hồn người cha” ra sân khấu cho đủ tam đại cầm súng :
                   “ Ta người chiến sĩ Điện Biên,
                   Về đây, thăm vườn cũ
                   Mười mấy năm cách mặt chẳng xa lòng…”
Gặp lại bố ngày xưa, cha con chưa kịp hàn huyên, người cha đã mang chiếc ba lô xưa chống Pháp, nay con sắp mang đi chống Mỹ kể lể  :
                   “ Ôi chiếc ba lô ngày cũ
                   Giữa chiến trường Điện Biên Phủ
                   Còn nguyên đây : dấu đạn giặc xuyên qua
                   Chiếc ba lô đã từng thấm máu hồng  ta…”
Và khoe với người ông :
                   “ Cha hãy trông đây
                   Chiếc ca bác Hồ gửi tặng
                   Còn nguyên hai chữ Điện Biên…
                   Con qua cháu lại
                   Lớp lớp tay chuyền…”
Mười mấy năm cách trở quay về, hồn “người cha” chẳng thiết nhòm ngó vợ sống ra sao, ở vậy hay đi bước nữa, con cái, nhà cửa thế nào, chỉ chăm chăm chuyện “đánh giặc” :
                   “ Lòng con bao xiết tự hào
                   Nhà ta ba đời vằng vặc trăng sao
                   Ông đến cháu dốc một lòng đại nghĩa…”
Cũng may vở kịch viết vào năm 1971, nếu lùi lại ngót chục năm nữa, nhất định ông nhà thơ đưa  thêm ‘thằng chắt” lại vác ba lô đi đánh …giặc Tàu thì lớp lang, ra vào sân khấu còn phức tạp nữa. Lúc này con chưa ra chiến trường, cháu chưa lọt lòng mẹ, bởi vậy chỉ có hai thế hệ cha ông tranh nhau kể lể thành tích chiến đấu . Người cha khoe :
                   “ Vâng, giữa chiến trường con đã ngã
                   Vết đạn đã xuyên mình
                   Nhưng Điện Biên Phủ quang vinh
                   Đã ra đời một hành tinh mới…”
“Thế hệ cha” ghê gớm chưa, hy sinh thân mình làm mới bộ mặt hành tinh. Bốc phét cỡ vũ trụ thế này thật xứng tầm…ếch ngồi đáy giếng. Nghe thằng con thổi thành tích lên hết cả cỡ giành cho cha, người ông đâm bực mình :
                   NGƯỜI ÔNG (động lòng tự ái) :
                   Con ơi thuở cha đứng lên
                   Cũng trời nghiêng, đất ngả
                   Oanh oanh liệt liệt một trường
                   Mật nào chẳng nếm , gai nào chẳng nằm
                   Gươm đại nghĩa mười năm không nao núng…”

Lúc này mấy cô Mận, Đào, Xoan, Trúc đành phải nhảy vào can khéo hai cha con :
“Chị em “bầy tui” : Mận, Đào, Xoan, Trúc
Lại xin nghiêng đầu trước đầu bạc Vụ Quang
Mười năm gian khổ kiên cường…”   
(và tất cả lại đến bên người chiến sĩ Điện Biên )
“ và trước người chiến sĩ Điện Biên anh dũng
Chị em ‘bầy tui” xin thân mến cúi chào:
Một trận long trời dậy sóng năm châu
Thực dân quen thói đè đầu
Việt Nam đứng dậy phất cao cờ hồng…”
Vậy là…huề, cả “ông” lẫn “cha” thành tích “ chống quân ngoại xâm “ đều tầm cỡ “long trời lở đất cả, ngang sức ngang tài anh hùng cách mạng, khỏi tranh cãi ai hơn ai. “


                           (còn tiếp)
Tagged

0 nhận xét