Open top menu
Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012


                                  (tiếp theo)

Trần cho rằng, sau thế chiến, đế quốc vẫn còn. Lại nữa, chúng còn tiến lên giai đoạn mới, trong thế lưỡng cực. Nếu Đồng Minh thắng, Anh và Mỹ trở thành hai siêu cường, thành lãnh đạo của hai lực lượng đối đầu với Liên bang Xô viết là trái độn. Hai cực quyền này, ai thắng còn thuộc vào cuộc đối đầu mới. Nếu phe Trục thắng, tương lai thế giới tùy thuộc vào Đức với Hitler, và Mỹ. Như thế, Nhật sẽ là trái độn. Dù Đức hay Mỹ thắng, phe mạnh sẽ quyết định trận chiến mới. Còn không như thế, Nhật và Xô viết cũng không làm gì được. Vì họ què quặt ngay trong kinh tế lẫn kỹ nghệ. (23). Tóm lại, bất cứ phe nào thắng, tư bản cũng không cũng không bỏ tính độc quyền chế ngự về kinh tế và chính trị trên những nước nghèo; tuy nhiên, cấu trúc đế quốc về quyền lực cũng phải tiết chế. Sẽ có hai phe kinh tế đế quốc đối đầu nhau thay vì một. Những nước yếu sẽ phải theo một trong hai phe.(24)
Trong những điều kiện trên, Trần cho rằng công cuộc giải phóng các nước bị áp bức chỉ hoàn tất, nếu phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức hiệp đồng với phong trào nổi lên từ trong các nước đế quốc, tạo thành cao trào thế giới. (25) Nói cách khác, trước sự thay đổi lớn trên toàn cầu thời hậu chiến, phong trào giải phóng của một nước riêng lẻ sẽ xảy ra vì hai lẽ. Thứ nhất, bất cứ chiến tranh nào, kể cả giải phóng đất nước, sẽ tạo ra vết đau kinh tế cùng những hậu quả nội tại quốc gia đó, làm nước đó đã hậu tiến còn hậu tiến thêm. Thứ hai, giải phóng quốc gia trong nước hậu tiến chỉ thành công với trợ giúp của một đế quốc; vì thế, nước hậu tiến không bao giờ được hoàn toàn độc lập.
Theo Trần, hi vọng cuối của dân tộc bị áp bức cùng các nước kém mở mang là phải liên kết nhau, cùng nỗ lực với nhau để lật ách đế quốc một lần một. Rồi, khó khăn kinh tế quốc gia tự nhiên được giải quyết trong hệ xã hội chủ nghĩa quốc tế mà với nguyên tắc lao động mới, thay thế cái cũ trong sự vận dụng nhu cầu con người. (26) Cách nhìn của Trần khác Mao về chiến tranh nhân dân, là Trần kêu gọi dân tộc toàn thế giới cùng tháo ách đế quốc. Và cũng làm dậy ra việc cách mạng Trung quốc đã nêu gương là chuyển từ cách mạng quốc gia sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới lãnh đạo của giai cấp vô sản.(27)
Trong bài phân tích cuối cùng, Trần cho rằng để giải quyết xung đột đế quốc là lật sức mạnh đế quốc, cùng giải phóng dân tộc bị áp bức. Tư tưởng này, hẳn là bắt nguồn từ cách mạng Nga, đã sinh ra sự bình đẳng trong các hiệp ước giữa các quốc gia bị áp bức dưới triều Sa Hoàng trước đó. Ông nhìn nhận sự kiện đó, là một thành qủa lớn trong lịch sử loài người. Trần tin rằng, từ đó, các nước nhỏ yếu đã nhìn Nga như ngọn hải đăng, một đầu não cho cách mạng thế giới. (28) Rất không may, là các lãnh đạo Nga xét lại chính sách khi phải đương đầu với đế quỗc, quay sang việc đặt trọng tâm vào quyền lợi nước Nga lên trên hết. Nên Liên bang Xôviết trở thành một đế quốc mới – không còn là nước lãnh đạo phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức nữa.
Mao Trạch Đông và các đồng chí cũng có nhãn quan tương tự như vậy đối với chính sách xét lại của Nga. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung quốc lãnh chịu sự cay đắng về thay đổi chính sách, phe xét lại của Krushchev bị tố cáo:
Khuynh hướng xét lại của Krushchev bây giờ đang hướng tới chuyện xã hội chủ nghĩa có thể xây dựng được không cần tới vô sản và không có đảng cách mạng chân chính được trang bị bằng lý thuyết cách mạng, họ quăng bỏ hết lý thuyết Mác-Lênin ra gió tứ phương  Mục đích phe xét lại chỉ là lái những nước bị áp bức ra khỏi cuộc đấu tranh họ chống đế quốc của họ và phá họai cuộc cách mạng quốc gia-dân chủ của họ, tất cả, để chiều ý đế quốc.”(29)
Không nghi ngờ mấy về Trần Độc Tú nhìn thấy quy luật mới của quốc tế xã hội chủ nghĩa là một thực thể của dân chủ cần duy trì, và tất cả các dân tộc bị áp bức phải đồng lòng kết hợp trong việc chống đế quốc tư bản. Để hoàn thành sứ mạng, Trần bỏ ra công sức lớn lao kêu gọi các dân tộc bất kể màu da, tiếng nói, văn hóa khác biệt, để kết hợp trên nền móng phát triển kinh tế và dân chủ. Ông nhìn ra đúng sự việc trên phương diện chính trị tương lai, nhưng không đúng khi tham dự vào trào lưu quốc tế, vì sau đại chiến, chủ nghĩa quốc gia vẫn là yếu tố nan giải vĩ đại.
Trần qua đời ngày 27 tháng Năm 1942 – qúa sớm để thấy cảnh tượng hậu chiến khác biết bao nhiêu so với lúc ông tham dự sinh họat chính trị. Thời gian, như dòng nước sông, chảy đi, không biết đi đâu. Con người có thể làm chủ tình thế trong một lúc nào đó, nhưng không thể kiểm soát được tương lai. Nhưng cũng may cho ông, không phải chứng kiến những vấn nạn mà quốc gia ông phải đương đầu.
Tin Trần qua đời tới Đảng CSTQ và Chính phủ quốc gia chỉ là sự im lặng hoàn toàn, hậu quả của sự ẩn dật bốn năm trời của ông, đã không tham dự sinh hoạt chính trị nào. (*) Chỉ có người con trai thứ ba (30) là Tống-niên cùng vài bạn thân đưa tiễn. Các bạn mới như Đặng San Cửu, Tôn Mạnh Chí ở Thường Xuân có lẽ là những người tiếc thương ông nhất. Cụ Đặng hiến tặng hoa viên của cụ để làm chi phí lễ tang, ông Tôn hứa sẽ xây nhà lưu niệm Trần Độc Tú trong khuôn viên Ngũ Đài học hiệu. Dân Trung quốc không được thông báo đúng mức về sự qua đời của người anh hùng đầy bi kịch của họ. Đại Công Báo phát biểu một bài phân ưu ngắn, nhan đề “Thương tiếc Trần Độc Tú tiên sinh”, và bài của Cao Dư Hàn, “Thương tiếc trong lễ tang Trần tiên sinh”, cũng nói lên phần nào phản hồi của trí thức Trung quốc đối với ông. Cẩn thận tránh chuyện chính trị, Đại Công Báobình luận rằng toàn thể Trung quốc buồn bã khi nghe tin Trần Độc Tú qua đời - người đã đảm trách vị trí lạ thường trong giới trí thức và trong giới chính trị. Nếu các sử gia không căn cứ trên sự thành bại mà luận anh hùng, phải nhận ông là người đã đóng góp có giá trị nhất. Ông và bạn ông, Hồ Thích, đã phát động Phong Trào Ngũ Tứ, ông thành lập, chỉ huy đảng Cộng sản trong nhiều năm, đóng góp đường lối cách mạng lớn lao cho Trung quốc. Không may, thành quả này lại ít được nhận chân. Đại Công Báotỏ ý đặc biệt thương tiếc, vì hai con ông cũng đã bỏ mình cho cách mạng. Bản thân ông bị gán tội Trốtkít sau khi ông đã không sinh họat chính trị nữa. Đó cũng là điều “thêm ai oán trong thương tiếc”.(31)
Bài của Cao Dư Hàn (32) có ba điểm. Ông ta nhìn nhận công lao Trần Độc Tú đóng góp cho trí thức, cho nguyên tắc kháng Nhật – giải phóng quốc gia, dân chủ, kỹ nghệ hóa – là những then chốt từ Ngũ Tứ Vận Động mà có. Tác gỉa còn nhấn mạnh về thành qủa của Ngũ Tứ vẫn là căn bản cho kiến thiết quốc gia. Và tác gỉa bày tỏ sự ngưỡng mộ Trần Đọc Tú một cách đặc biệt, là ông coi thường tiện nghi vật chất, - nhận rằng đó là cá tính cao thượng nhất của Trần Độc Tú.
Khi biên tập báo và ông Cao nêu ra vài điểm chính về Trần, họ cùng bỏ qua không nhắc đến  quan điểm và những sinh hoạt chính trị của ông, là những điểm chính yếu. Điểu thiếu sót ấy, vì sự kiểm duyệt chính trị. Trong nghiên cứu sơ sài này của tôi (33), tôi hi vọng rằng nói được phần nào sự thật về công sức cho cách mạng Trung quốc vốn rất phức tạp, bi thương và Trần Độc Tú thực là một người khổng lồ của cách mạng, một chiến sĩ thương tâm, xuất hiện không chỉ để cứu vớt dân Trung quốc, mà cho cả loài người nói chung.
                       
                         (còn phần phụ đính)                           

-Vũ Huy Quang dịch
11-VIII-2012

(Bế mạc Olympic London)

(24)      Trần Độc Tú, “Tương lai các dân tộc bị áp bức”, tr.47-8.
(25)       Như trên .
(26)                  Như trên.
(27)                  Như trên.
(28)                  Như trên.
(29)                  Lâm Bưu, “Hoan hô cách mạng Nhân dân thắng lợi” Bắc Kinh, 1966, tr.42-53
(30)                  Trần Diên Niên (1899-27) và Trần Kiều Niên (1901-28) - cùng thời Cù Thu Bạch, Trịnh Siêu Lân, Trương Quốc Đào, Chu Ân Lai, Thái Hòa Sâm, Di Khoan…- là hai lãnh tụ cộng sản xuất sắc, con của Trần Độc Tú, đều bị Tưởng giết: Người ở Thượng Hải, người ở Giang Tô. Tống Niên là con út, sinh năm 1903. (chú thích ng.d)
(31)                  Đại Công Báo, tháng Năm, 1942.
(32)                  Cao Dư Hàn, tr.3.
(33)                  Thomas C. Kuo
(34)                  (*) Thomas C.Kuo chỉ để ý đến những bạn địa phương của Trần Độc Tú nên không biết, trong lúc Trần di dưỡng, ông vẫn tiếp xúc với các đồng chí cũ của ông, như Hoàng Phần Du, sau khi ra tù 1937 ở Nam Kinh, đã đến ở nhà ông. Cũng có Lỗ Hán, thi hành chỉ thị của ông. Ngay khi trong tù ở Nam Kinh, Lưu Kính Chân vẫn chuyển tin tức từ ngoài vào, đem bút tích Trần Độc Tú từ trong tù ra. Vì việc này, Kính Chân cũng bị chế độ Mao cho đi tù, 1952, cùng chồng là Trịnh Siêu Lân. (chú thích ng.d)


Tagged

0 nhận xét