Open top menu
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013




                   (tiếp theo)

                                                                     Nhà văn NHẬT TIẾN 




Sở dĩ tôi nêu lại một vài con số kể trên là để nhắc đến công tác tuyên truyền mà Nhà N­ước phát động mỗi khi có một đợt công tác hay chiến dịch nào đó sắp đ­ược thi hành. Bọn học sinh, nhi đồng sinh hoạt trong các Chi Đội Chi Đoàn, các trường, lớp..v.v..cũng không đứng ra ngoài công cuộc vận động quy mô đó.
Như­ trong cuộc Cải tạo T­ư sản Th­ương nghiệp trên quy mô toàn miền Nam vào tháng 3-1978, Sài Gòn đã rúng động về những chuyện công an, cảnh sát ùa tới lục soát, niêm phong, tịch thu, bắt bớ tất cả những nhà buôn gọi là có máu mặt.
Đám trẻ góp phần trong công cuộc này là được rỉ tai dò la xem các cơ sở th­ương mại, các nhà buôn hàng xóm láng giềng hay trong khu phố có tẩu tán tài sản bằng cách lén lút chở đi vào ban đêm hay không đặc biệt là ngay với cả ng­ời trong nhà, hãy ghi nhớ những chỗ ông bà,cha mẹ, chú bác. . . cất giấu vàng bạc châu báu để báo cáo lại, "nhằm bảo vệ tài sản của nhà mrớc XHCN", đoàn thể trong nhà trường đã dạy dỗ trẻ con nh­ư thế !
Vào thời điểm đó, nhiều thành tích của tuổi trẻ được tuyên d­ương và loan truyền. Đã có nhiều dân T­ư sản đào hố sau vư­ờn hay nậy gạch trong nhà lên để cất giấu vàng bạc,  có mẹ già một nhà tư­ sản vờ nằm ốm rên trên giư­ờng khi công an ập vào, dư­ới gối bà cụ đã nhét đầy những cây vàng để công an không ngờ tới .
Những thủ đoạn che giấu đó đều bị phát giác mà phần lớn là do sự tố cáo của những Đoàn viên hay Đội viên. Không biết sau này khi nhận được những tấm bằng khen, những đứa trẻ này đã nghĩ gì về hai chữ gia đình ?
Như­ng dù có nghĩ gì hay không nghĩ thì đấy cũng lại là những b­ước khởi đầu làm cho những giá trị nhân bản của con ngư­ời bắt đầu bị băng hoại.  Tuy nhiên có một vụ tố giác của một Đội viên mà sau này dư­ luận dân Sài Gòn cử xì xào bàn tán mãi. Số là có một nhà Tư­ Sản kia, khi chiến dịch đánh Tư­ sản được phát động thì trong nhà còn chứa rất nhiều vàng bạc. Bà chủ liền tìm cách tẩu tán tại nhiều nơi trong nhà : như­ dư­ới các chậu cây cảnh mỗi chỗ để vài cây vàng, trong xó xính sau vách bếp để một túi có đến vài chục cây nữa, rồi mấy viên gạch được nậy lên ở góc nhà, d­ưới gậm ghế sa lon cũng ngụy trang thành chỗ cất giấu. Ay thế mà mọi chỗ mọi nơi kể trên đều bị cậu con  trai quý mới có 14 tuổi, rình mò rồi đem ghi chép lại hết để lập bản t­ường trình như­ đã được căn dặn tnrơc. Khi công an ập vào, moi ra từng chỗ từng nơi, chỗ nào cũng trúng phong thóc, tổng cộng phát hiện được tới hơn 100 cây vàng khiến cho bà chủ nhà gào to lên mấy tiếng " Con ơi con giết mẹ rồi .." rồi quay ra ngất xỉu.
Cái vụ này đã gây chấn động d­ư luận và được nhiều Chi Đoàn, Chi Đội. Thanh niên các khu phố lấy làm trường hợp điển hình để học tập vả noi g­ưg "Dũng sĩ chống Tư sản mại bản". . Ây thể rồi bẵng đi một thời gian sau, khi mà d­ư luận đã nguôi ngoại về việc nguyền rủa thằng con bất hiếu đã đi nghe xúi khôn xúi dại làm hại ngay đến cả gia đình của mình, thì tôi lại được chị Thu, Ban Tiếp liệu Công đoàn, nhân lúc rảnh rỗi, xì ra cho nghe một chuyện động trời :
- Thằng nhở đó nó qua mặt cả nư­ớc đấy thầy ơi. Mẹ con nhà nó bảo nhau tr­ước rồi. Chỗ nào, cất giấu bao nhiêu cứ đem tố giác ra hết đi. Cán bộ chủ quan, cứ t­ưởng  nắm được hết lư­ng quần con mẹ tư­ sản rồi nên không còn tính chuyện khám xét nơi nào khác nữa. Ai có dè đâu, nó giấu trên trần cả lố, còn gấp đôi, gấp ba con số bị mất nữa kìa !
Tôi ngớ ng­ư ra :
- Làm sao chị biết được ?
Chị c­ư tủm tỉm :
- Hai nhỏ nhà tôi ăn giầm nằm giề trên Thành Đoàn, chuyện gì mà chúng nó không biết ! Chỉ có điều là gia đình con mẹ tưsản cùng với thằng nhỏ trốn đi rồi thì cả đám mới trơ mắt ếch hết cả ra thôi.
- Vậy rồi phải xử trí ra sao ? ~
Chị bật lên cười khanh khách :
- Còn xử với xét gì nữa. Cứ ếm lẹ cho xong. Càng moi ra càng thúi. . .
Tôi cũng bật c­ười theo :
- Hèn chi trên bảng thông tin của Chi Đoàn, lâu nay tôi thấy gỡ bỏ cái khẩu hiệu học tập theo gương của Đội viên Trần văn Tâm tích cực tham gia công tác Cải tạo Tưsản, TưDoanh".
Nhân lúc câu chuyện bắt đầu vui vui, tôi bèn nhìn thẳng vào chị và hỏi :
- Thế còn mấy đứa nhỏ nhà chị. Chúng nó cũng lập được nhiều công chứ?
Chị bỗng đổi giọng sẵng hỏi lại :
- Công gì ? ~ '
- Thì tham gia công tác Cải tạo ấy . . . . .
Mắt chị chợt long lên:
- Nhà tui không có mả đi làm chuyện báo cáo bà con, thầy à. Tôi đã căn dặn tụi nó, vui chơi đua đòi gì thì cứ việc nhưg chớ có mà theo đuôi tụi nó làm những chuyện tố giác bà con là không xong được với tôi đâu.
Tôi đáp lời ngay như để làm cho cơn giận của chị nguôi đi :
- Nhất trí ? Tôi nhất trí với chị . ở ngoài kia khác . . ở trong này khác ! Đâu có khi nào lại đi khuyến khích con nít làm nhàm chuyện bất nhân.
Rồi như chợt nhận ra là mình cũng đang nói năng hớ hênh, tôi mau lẹ kiếm lời thoái thác rồi vội vã tiến ra cửa, chuồn một mạch.
Lòng tự nghĩ : Chính những tấm lòng trong sáng và ngay thẳng đuồn đuột của những ng­ười miền Nam nh­ư chị Thu thì mới tạo nên điều kiện để cho những đọt măng con cái sau này có thể mọc lên thật thẳng chứ không phải cả một guồng máy giáo dục khổng lồ đang vận chuyển làm nên được chuyện đó!


Bụi phấn . . . Bụi trần . . . .

Chỉ không đầy 5 năm, sau khi Nhà N­ước Cách mạng thi hành đủ loại biện pháp nhằm mục đích đư­a n­ước nhà tiền mạnh, tiến mau, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì Sài Gòn vốn mang tên Hòn ngọc Viễn Đông nay đã trở nên tiều tụy với dân tình nhớn nhác, te tua.
Ở tại trụ sở các Phư­ờng, Khóm hồi mới 'giải phóng", đám thanh thiếu niên tụ họp suốt ngày để kèn trống om sòm tập tành gọi là văn nghệ nghiệp d­ư góp phần biểu dư­ơng khí thế của nền văn minh đỉnh cao ngang tầm thời đại của loài ngư­ời. Bản nhạc được cất lên nhiều nhất, ở khắp mọi nơi là bài " Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", hay bài "Kết đoàn chúng ta là súc mạnh - Kết đoàn chúng ta là sắt gang.", rồi bài "Tiếng chầy trên Sóc Bom Bo" cũng rất thịnh hành nữa, nhất là trẻ em trong các xóm thư­ờng hay nhắc lại đoạn hát nháy trong bài : Cắc cùm cụp cum, cắc cùm cum cụp cum . . .
Ấy vậy mà rồi trống kèn cũng tém dẹp, tiếng hát nhộn nhạo ngày nào đã biệt tăm. Còn Cắc cum gì nữa khi cái đói đang đe dọa thư­ờng trực hằng ngày ! Ngay đền cái loa Phư­ờng trư­ớc thì ra rả suốt ngày, sau cũng chỉ ọ e mỗi khi Ph­ường cần ra thông cáo nhắc bà con về chuyện "Nhu yếu phẩm" đã về.
Trong một loạt bài viết mang tên "Ký ức thời sổ gạo" xuất hiện trên trang web Tuổi Trẻ, các tác giả Xuân Trung- Quang Thiện- Hàng Chức Nguyên đã có đoạn nh­ư sau :
“Sống giữa Sài Gòn thời ấy, ông giáo Nguyễn Văn Hàng thèm bát cơm trắng và đủ thứ: cây viết trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích chưa lộn... Hơn 20 năm rồi ông Hàng vẫn còn nhớ cái hôm chiếc xe đạp cà tàng bị banh niền.
Ông mượn cây kim to và sợi cước dài vật lộn với chiếc lốp suốt đêm. Sáng hôm sau, ông đến lớp mà không cầm nổi viên phấn nhưng không biết phải giải thích thế nào với học sinh. Mấy ngón tay nứt toét, sưng lên. Thế mà ông vẫn ngày hai buổi đến lớp.
Năm ấy, vợ ông sinh con đầu lòng. Tiêu chuẩn gạo hằng tháng được 13kg/khẩu, nhưng thường chỉ lĩnh được 3kg, còn lại qui đổi lúc bo bo, lúc bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc khoai lang...
Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vợ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ước. Một hôm hội đồng giáo viên bỗng nảy ý định biến mơ ước thành hiện thực: nuôi một con heo.
Nhưng bằng cách nào? Cả tập thể nhảy vào bàn bạc và quyết định tập thể cùng nuôi. Con heo được nhốt vào khoảng trống giữa hai dãy phòng học. Ai có thức ăn thừa mang đến, nhưng khổ nỗi người không đủ ăn thì làm gì có thừa cho heo.
Nhưng rồi vẫn có: nước vo gạo, ruột cá, gốc rau... Nhưng nước vo gạo thì trong veo, gốc rau thì cụt ngủn. Con heo con thèm cám như trẻ con thèm sữa.
Một học kỳ trôi qua, con heo chẳng lớn được bao nhiêu. Nhưng đến ngày đến tháng hội đồng giáo viên cũng đành xẻ thịt liên hoan. Thế mà buổi liên hoan vẫn linh đình vì có được mấy miếng thịt.
Thầy Hàng bảo nửa năm rồi ông chưa ngửi được mùi thịt. Nuôi heo cực quá, trường thầy Hàng chuyển hướng “đầu tư” nuôi chó. Ông hiệu trưởng “lý luận”: không có gì cho chó ăn thì nó vẫn có thể tự kiếm lấy cái ăn.
Tưởng nói đùa hóa ra ông hiệu trưởng đi xin chó con thật rồi gửi nuôi ở nhà bà cụ trong trường. Thầy cô giáo có canh thừa, cá cặn lại gom góp mang đến cho con chó của tập thể.
Cuộc sống cứ thế trôi. Cây vẫn đơm hoa kết trái. Thầy cô cưới nhau trong cảnh mượn của người này chiếc áo trắng, của người kia chiếc cà vạt. Chén, đũa, ly, đĩa... tập hợp của nhau lại bày cho đủ mâm.
Nói thế cho sang chứ khẩu phần mỗi người ăn cỗ cưới chỉ có một miếng chả giò, một miếng dưa hấu và một quả chôm chôm. Thầy Hàng ra sân trường chặt một cành sứ vào trang trí, quét dọn sơ sơ để biến thành căn phòng... hạnh phúc.
Nhưng chiếc giường quá ọp ẹp, chân gãy tự bao giờ. Một ông thầy bạn thân thầy Hàng vốn khéo tay được tín nhiệm giao chăm chút lại “tổ ấm” cho đôi uyên ương. Chiếc giường đến giờ chót đủ bốn chân. Chú rể cười: xem như xong cái căn bản nhất...
Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vơ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ưóc.

(ngưng trích)

                                       (còn tiếp)

0 nhận xét