Open top menu
Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013




                                                  (tiếp theo)         

                                                       Nhà văn NHẬT TIẾN


Điều đáng sợ hơn cả là tôi lại biết rõ những gì tôi vừa viết ra chỉ là những chuyện tầm phào đến chính tôi cũng không tin ở nó.Bởi nó không mang bất cứ một tinh thần liên đới trách nhiệm nào của người viết đối với nội dung vừa được chính hắn viết ra. Khi chợt nhận ra điều này (mà bao lâu nay tôi không để ý), tôi bỗng hốt hoảng như một kẻ chợt phát hiện ra rằng mình đang bị lây lan bởi một căn bệnh hiểm nghèo.
Nó thực sự là thứ bệnh gì, tôi không thể nói rõ, nhưng hầu như tôi thấy mình đã bắt đầu ứng xử rất giống với những bà con, họ hàng thân thuộc đến từ miền Bắc. Họ đa phần chẳng có quyền cao chức trọng gì để mà phải gìn giữ, nhưng rõ ràng hầu như ai cũng có một thứ áo giáp sẵn sàng giương ra đế phòng thủ. Cái thứ áo giáp này hiện ra thôi thì đủ muôn hình vạn trạng. Gặp ai thì nhìn  trước ngó sau. Nói năng thì lập trường chính trị cứ phải cương lên nhiều lần. Chả thế mà dân gian đã có câu : “Ngang lưng thì  thắt lập trường . Đầu đội chính sách, tay cầm chủ trương.”
Đặc biệt lả những ánh mắt thì cứ đổi thay liên tục khi đang đối diện với một người còn xa lạ, chưa quen. Và dĩ nhiên là đầy dẫy sự dối trá. Tôi không hiểu đấy là sự thể hiện  của những tâm trạng lúc nào cũng mang vẻ sợ hãi, bất an hay đó là những thói quen cảnh giác của những người đã bị tiêm nhiễm nhìn đâu cũng thấy kẻ thù?
Có thể là cả hai, nhưng sự sợ hãi có vẻ là điều chính yếu, mà sản phẩm của sợ hãi luôn luôn là sự dối trá thường xuyên. Tôi lại còn nhớ có một lần, một bà cán bộ từ Hà Nội vào tham quan Sài Gòn trong những đợt đầu tiên. Bà ta có tìm tới địa chỉ nhà tôi để trao một lá thư thăm hỏi do thân nhân của tôi từ Hà Nội nhờ bà chuyển tay mang vào.
Khi bà ta trở ra Hà Nội, tôi có nhờ mang giùm một đôi vớ còn nguyên trong vỏ bọc nylon để làm quà tặng cho một ông anh của tôi. Bà ta ngại ngần giây lâu rồi nhận lời với điều kiện : Tôi phải mang đôi vớ ra Phường xin giấy xác nhận đó là quà tặng nhờ cầm tay mang đi. Thực tình, tôi không hề thấy phiền hà gì về chuyện phải mang một đôi vớ ra Phư­ờng chầu chực để xin giấy chứng nhận rằng nỏ là quà để biếu chứ không phải thứ buôn bán gì.  Nhưng nghĩ kỹ thì thấy nực  cười bởi đây là một chuyện kỳ cục ch­ưa bao giờ xây ra ở trong Nam ngày  trước. Cứ xem nội dung tấm giấy chứng nhận sau đây thì đủ rõ :

                      GIẤY CHƯNG NHẬN
Nay chứng nhận : Bà . . . . . . . . . . là cán bộ thuộc cơ quan... ... ....
Có mang một đôi vớ ngoại, mầu xám, sọc nâu,điểm hoa văn trắng  là quà biếu của ông... .....nhờ chuyển ra Hà Nội cho thân nhân là... .....hiện ngụ tại địa chỉ...
Nay ch­ứng thực  để đư­ơng sự có thể chuyên chở món đồ nói trên. Xin các cơ quan. đoản thể, tổ chức dành mọi sự dễ dàng cho đương sự.
T M. ủy ban nhân dân  Phường  . . . Quận . . . . .
Ký tên và đóng dấu
Đòi hỏi điều kiện phải có dấu chứng thực cho một đôi vớ như thế, bà cán bộ đến từ miền Bắc đã hành xử rất đư­ờng hoàng, minh bạch, chấp hành rất nghiêm chỉnh đư­ờng lối chính sách của nhà n­ớc cũng như lời Bác Hồ dạy là phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô t­ư. Chỉ có điều là, khoảng hơn một năm sau, tôi lại được thân nhân ngoài Bắc cho biết là chinh bà cán bộ này đã trở nên giầu sụ sau vài chuyến đi công tác trong Sài Gòn ! Như­ng đâu phải ai cũng có cơ hội làm giầu nh­ư bà cán bộ kể trên. Hầu hết những ng­ười tôi quen biết hoặc là họ hàng thân thuộc ở miền Bắc thì đều đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả, thiếu thốn. Vợ chồng ly dị nhau rồi mà vẫn phải chia nhau mỗi ng­ười nứa cái giư­ờng có màn làm bằng vỏ bao đựng bột đem ngăn đôi. Dư­ới gậm giư­ờng nhà nhà đều có một cái khạp được khóa kỹ mà bên trong chỉ chứa có nư­ớc máy tiêu dùng. Phải khóa lại vì nhà ở chen chúc, lẫn lộn chung nhau cả chục gia đình, sểnh ra là bị lấy trộm ngay đến cả nư­ớc máy. Nư­ớc khi đó rất hiếm hoi. Cả phố trông vào có một cái vòi chi chảy rỉ rả vào ban đêm. Sáng ra là tắt nư­ớc. Phải thức trắng đêm mới đổ đầy một khạp, không khóa nó lại thì có khi một ngày sẽ không có lẩy một ngụm n­ớc mà xài. Như­ thế thì dân chúng miền Nam có san sẻ ra Bắc những ti-vi, tủ lạnh, quạt máy, đồng hồ, gi­ường tủ, bàn ghế, sa-lông, xe đạp, xe máy. . . .để bà con ngoài ấy được hư­ởng đôi chút phh­ơng tiện văn minh vật chất thì cũng là sự san sẻ trong tình nghĩa đồng bào. Chẳng nên vì tiếc sót mà ca cẩm : Nam nhận họ, Bắc nhận hàng. Có một lần tôi hỏi một bà chị họ :
- ở ngoài Bắc có radio không ? '
Bà ấy  cười :
- Có chứ !
- Vậy chị có nghe được đài BBC không ?
- Radio một đài, sao nghe được BBC.
Thấy tôi ngạc nhiên không hiểu, chị giải thích :
- Đúng ra nó chỉ là một cái loa hình vuông nom giống cái bánh trư­ng  Nhưng mỏng lét. Phía  trước có gắn một cái nút. Bật nút lên là có tiếng nói của đài Hà Nội phát ra. Nhà nào cũng có một cái như thế gắn trên t­ường.
Thế chẳng lả radio một đài thì là gì ? Tôi mỉm  cười, tự nghĩ :
- Thật là một đầu óc kìm kẹp có sáng kiến thần sầu. Vừa rẻ, vừa tiện mà lại dễ bề kiểm soát. .
Một xã hội triền miên thiếu thốn như thế,  Nhưng không bao giờ thiếu những tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên của đám mầm non nhi đồng. Tuổi thơ vốn vô tư­, lại thêm các cô giáo ở Vư­ờn Trẻ, ở trư­ờng Mầm Non, ở trên các ch­ơng trình TV dành cho tuổi trẻ luôn luôn sốt sắng dạy dỗ các em hát nhiều bài. Phổ biến nhất là bài :
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
Râu bác dài tóc Bác bạc phơ ' .
Em âu yếm ôm hôn đôi má bác”
Vui bên bác là em múa hát
Hát bài Hồ Chí Minh muôn năm…”
Có lần tôi vui miệng hỏi thằng Tửu:
- Hồi bé, Tửu có hay hát bài "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ" không '? ~
Tửu  cười :
- Đứa nào mà không quai mồm ra hát thì có mà cô giáo gang họng ra.
- Ơ ! Vậy chớ Tửu có thật ngủ mơ là đã gặp Bác không ?
- Làm gì có đứa nào nằm mơ thấy Bác ! Chúng nó gào lên thế . Nhưng mà có nghĩ đến Bác bao giờ đâu. Có mà mơ thấy được ăn một cục kẹo thì đúng hơn. Hát thế là hát dối?
- ấy ! Lỗi đâu phải chúng nó. Cái anh sáng tác bản nhạc với đám Thầy, Cô bắt chúng nó nghêu ngao suốt ngày kìa. Bơm cái dối trá vào đầu con trẻ mà cứ tiếp tục mãi như thế được. Thế là giáo dục ở miền Bắc đấy ­ ?
Tửu  cười hề hề :
- Thì thế ! Mà nào có ai dở hơi, vẽ chuyện nêu vấn đề ấy ra đâu ! Đụng đến Bác, có mà đi tù.
Nói cho ngay, cái trò bắt con trê nói lời "dối trá" không chỉ bắt nguồn từ thời buổi bây giờ, mà nó đã tồn tại ngay từ cái thuở mới khai sinh nư­ớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tháng 9- 1 945 . .
Vào thời đó, chính bọn trẻ chúng tôi cũng đã nghêu ngao suốt ngày : .
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn  chúng em Nhi đồng
Bác chúng em dáng thanh thanh , ngư­ời cao cao
Bác chúng em mắt như sao...Râu hơi dài...
Có bao giờ chúng tôi được nhìn thấy Bác tận mắt bao giờ đâu mà mô tả kỹ l­ưỡng như thế, rồi lại còn khẳng định : "Ai yêu Bác hơn chúng em Nhi đồng" nữa. Thế là giả dối ? Trong đầu óc non nớt của chúng tôi hồi đó, đúng ra chỉ có hình ảnh ông bà Nội, ông bà Ngoại là luôn ngự trị trong đầu.
Đã thế lại còn có những câu thơ tệ mạt tới mức giả dối trắng trợn như :
Yêu biết mấy khi nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin ....
 Nhưng tác giả bài thơ này chắc ngoài ý định dụ dỗ các em nhi đồng hãy nên tôn kính ông Sít-ta-lin ông ta còn muốn gián tiếp ra một chỉ thị : "Mọi ng­ười hãy tôn sùng Sit-ta-lin !". Phụ huynh của đám trẻ vốn là những cái đầu đã có sạn, đã biết bạo lực là gì, nên khi nghe ông trùm Thơ đang ở cương vị hét ra lừa đã mửa ra khói làm  những câu Thơ như vậy, tất cũng phải khúm núm bầy tỏ lòng tôn kính ông lãnh tụ ngoại lai kia cho xong chuyện vậy thôi.
Mà chẳng cứ riêng một mình Tố Hữu ? Phải nói cho ngay rằng, ở thời cực thịnh của Đảng CSVN, nhiều ông, bà cầm bút đã cố tình xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật để tuyên truyền cho  nhưng mục tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn của Nhà Nư­ớc. Họ đã chiếm lĩnh d­ư luận toàn xã hội, đã vo tròn bóp méo biết bao nhiêu sự thật. Tài sản trí tuệ của họ sau một thời gian dài đã tạo nên vô vàn sản phẩm văn nghệ nhớp nhúa mà hiện nay vẫn còn đầy rẫy trong sách vở giáo khoa ở nhà trư­ờng hay trong th­ư viện. Tôi lại nhớ cái thời Bác Hồ qua Pháp tới 6 tuần lễ trong dịp có Hội nghị Fontainebleau năm 1 946, mà ông Phạm văn Đồng là đại biểu của VN. Lũ nhi đồng chúng tôi hồi đó lại cũng đã từng nghêu ngao hát bài vắng bác Hồ yêu dấu', mặc dù chẳng biết Bác đang đi đâu, làm gì, có thật là mình đã nhớ Bác hay không :
Vắng bác Hồ yêu dấu
Lòng bâng khuâng- cháu sầu nhớ nhung
Bác có nhớ cháu không
Từ lúc con chim bằng cất cánh '
Lòng thẫn thờ nhìn theo chim kia
 Nhẹ cánh khuất trong mây
Quay bư­ớc chân trở về ...
Chờ mong tháng ngày...
Cái sự gia công tiêm nhiễm vào đầu óc con trẻ những sự kiện chính trị của đời thư­ờng, đến khi tr­ưởng thành chúng nhận ra là mình đã bị nhồi nhét những điều giả trá thì e rằng niềm tin của chúng sẽ không những bị thui chột, mà có khi còn làm dấy lên trong đầu óc của chúng sự khinh miệt cả cái môi tr­ường xã hội mà chúng đã lớn lên để rồi có những phản ứng tiêu cực không biết đâu mà l­ường. Phải chăng xã hội ngày nay ở VN, trong đám trẻ đã có nhiều tên phá phách, ngổ ngáo, hỗn xược, ngồi xổm lên mọi giá trị đạo đức của cha, anh là hậu quả của sự coi rẻ sự thật và giẫm đạp dễ dàng lên nhân phẩm mà thế hệ cha anh chúng nó thản nhiên thực hiện. Để đến bây giờ, nhìn g­ương của thế hệ đi  trước, chúng cảm thấy nếu có làm những cái gì sai quấy thì cũng chỉ là đi theo vết xe của cha, anh để lại, còn chúng thì hoàn toàn vô can và có quyền phủi tay, vô trách nhiệm..v..v. . .
Mà căn bệnh trầm kha này cho tới nay cũng đâu đã chấm dứt !
                    
                                                     (còn tiếp)

0 nhận xét