Open top menu
Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013




                      (tiếp theo)






Tửu nhún vai :

. - Tại Đảng với nhà Nước nói miền Nam quằn quại rên xiết dới gót giầy eủa đế quốc Mỹ. Thế thì ai nghe mà không nóng máu. Chống cái gì để cứu nước thì cũng chống hết , Thầy à!

Tôi lại hỏi :

= Thế thì đã vào đến đây rồi, mọi người có thấy miền Nam rên xiết quằn quại chỗ nào không?

- Có đấy , nhiều người phát rên lên rằng sao miền Nam chúng nó có lắm của cải thế. .

Rồi nó nheo mắt nhìn tôi rõ ra vẻ bỡn cợt. Tôi chợt mỉm cười theo. Thì ra thằng nhỏ này, càng nói chuyện càng thấy nó ranh ma dữ? _ . ~

Câu chuyện giữa tôi với Tửu về tuổi trẻ gian khổ trong chiến tranh khiến tôi nhớ tới số phận của những . Thanh niên Xung Phong gia nhập sau này, khi cuộc chiến đã chấm dứt.

Vào khoảng tháng 3 năm 1976, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh ở Sài Gòn đã phát động chiến dịch vận động thanh niên, thiếu nữ gia nhập đoàn Thanh Niên Xung Phong với những khẩu hiệu vừa phát trên đài, trên loa, vừa trên cả những tờ giấy lòe loẹt xanh, đỏ dán trên tường : "Dâu cần : Có Thanh Niên Xung Phong, Đâu khó - Có Thanh ]Viên Xltng Phong" hay là gia nhập Thanh Niên Xung Phong là biểu lộ quyết tâm Bảo vệ và Xây dựng Tổ quốc.

Nhiều thanh niên, thiếu nữ chen nhau ghi tên gia nhập. Một phần cũng là để cho gia đình thoát khỏi cái nạn phải đi kinh tế mới; phần khác, cũng có nhiều eô cậu chán ngán cái cảnh đứng ngồi lóng ngóng chẳng biết làm gì khi công ăn việc làm thì không có, lại cứ bị Phường, Khóm thúc giục ghi danh để đủ túc số theo tiêu chuẩn. Thế là đường phố Sài Gòn bỗng nhiên tràn ngập hình ảnh của những toán thanh niên, thiếu nữ trong bộ đồng phục màu cỏ úa, đầu đội mũ tai bèo, chân đi dép lốp, tay cầm nào cuốc, nào xẻng rầm rộ xuất phát để đi về các vùng đất hoang hãy còn đầy những dấu vết do bom cày, đạn xới, cái vùng nôi tiếng nhất mà Thanh Niên Xung Phong đổ tới hoạt động là khu kinh tế mới Lê Minh Xuân cách Sài Gòn khoảng hơn 20 km vê phía Tây Nam. Thực tình, tôi không thể hình dung được quang cảnh diễn ra những gì và đám Thanh niên Xung Phong đã và đang làm gì ở đó . Nhưng có một dạo Thành ủy Sài Gòn phát động chiến dịch "Toàn dân tham gia bảo vệ tài sản XHCN" thì Thành đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh cũng nhẩy vào cuộc và cái tên của khu Kinh tế Mới Lê Minh Xuân lại được nhắc đến nhiều lần trên đài, trên loa. Nói một cách tổng quát thì công tác "bảo vệ tài sản  XHCN" là toàn bộ những nỗ lực của mọi ngành, mọi giới, mọi người sao cho bọn tham ô, trộm cắp, móc ngoặc tuồn hàng từ cơ quan nhà nước ra bán chợ trời phải bị triệt hạ, hay mọi người phải tích cực tố cáo những bọn đầu cơ, buôn lậu, móc ngoặc để giảm thiểu những sinh hoạt kinh doanh trái phép, rồi ngay cả những vụ sử dụng bừa bãi, phí phạm các phương tiện vật chất của nhà nước cũng đều phải bị lên án, trừng trị ..v..v. . .

Tích cực tham gia chiến dịch này, Thành đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh đã đem một vụ tố cáo "tham ô,, của Thanh Niên Xung Phong ở khu Kinh tế Mới Lê Minh Xuân ra làm trường hợp điển hình. Thủ phạm tham ô là một Thanh niên Xung Phong mà lâu ngày tôi không còn nhớ tên. Nhưng anh ta thì đã vì suốt ngày quần quật trên ruộng, trên bãi, lại phải ăn đói mờ người nên nẩy sinh ý tưởng  đem chôn vùi vài củ khoai trên cái rẫy mà Toán của anh ta có nhiệm vụ đào lên để cho vào kho thu nhập. Chờ lúc tối trời, anh ta lẻn ra ngoài, bới khoai lên gặm nhồm nhoàm thì bị phát giác. Cả trại ồn lên vì đã phát hiện một vụ "tham ô tài sản" có chứng cớ cụ thể. Thế là phóng viên đài, báo ở Sài Gòn ùn ùn kéo nhau tới, viết bài tường thuật um sùm và trường hợp "tham ô" này được nêu ra cho mọi người học tập coi như một thứ "điển hình", chẵng riêng gì những Thanh niên Xung Phong ở Lê Minh Xuân mà còn cho cả những Thanh niên toàn Thành phố. Đấy là lý do mà tôi được nghe tới vụ án Lê Minh Xuân mặc dù suốt ngày bủ đầu vào những công việc của trường, của lớp .

Một cô giáo dạy môn Anh văn, vốn đang là đối tượng Đoàn, sau một buổi họp thuộc Chi đoàn Thanh Niên nhà trường đã nói với bọn chúng tôi::

- Nhà trường ta cũng còn nhiều vấn đề lắm. Cũng phải theo gương Lê Minh Xuân mà chấn chinh lại thôi.

Tôi phản đối:

- Có vài củ khoai, đến nỗi nào mà phải gọi là tài sản XHCN. . .

 Cô ấy nghiêm mặt lại : .

- Trước nhỏ sau to. Nếu không kiên quyết thì từ củ khoai sẽ còn nhân lên thành đủ thứ.

Quả tình là tôi cũng có hơi nóng mặt. Tôi nghĩ đến thân phận của người thanh niên vốn đã lao động cật lực để trồng được luống khoai, nay vì đói quá mà phải ăn cắp ngay chính thành quả lao động của mình ờ tại cái chỗ mà anh ta đã từng đổ mồ hôi xuống đó. Như thế thì còn gì bất nhẫn hơn mà không thấy nóng mặt để cãi cho ra nhẽ.

Nhưng tôi cbỉ nghĩ vậy thôi chứ không dám đôi co thêm vài lời với một nhân sự đang phấn đấu để trở thành đối tượng Đoàn. Quả thật cho đến nay thì tôi đã "rèn luyện" được cái tính nhẫn nhịn của mình. Giống như nhiều thầy cô khác mà hàng ngày tôi vẫn gặp, họ cũng chẳng nói năng gì ra ngoài những điều đã được chính thức thông báo, ngoại trừ vẻ mặt ẩn nhẫn với ánh mắt mệt mỏi, chán chường là không thể che giấu được. Vì thế tôi chỉ nhìn cô và cố dằn để không phát biểu gì thêm. Thấy tôi im lặng, cô ta tiếp:

- Thầy về Tổ chuẩn bị những ý kiến đề xuất để tham gia trong việc trường ta phát động công tác bảo vệ tài sản Xã hội Chủ nghĩa.

Thế là tôi biết được rằng các giáo viên nay mai lại sắp có thêm công tác mới. Tôi thử nhìn quanh quang cảnh nhà trường xem có phát hiện được điều gì gọi là phí phạm hay tham ô không. Các máy lạnh hồi xưa thì nay đã được rỡ hết đi rồi. Trong các .lóp học thì những eái quạt trần vẫn còn đó, nhng nó chỉ chạy chậm rì, vừa chạy vừa nghiến vào trụ gỗ khiến phát ra tiếng kêu đều đều kẽo kẹt. Đã có lần tôi chợt nẩy ra ý tưởng không biết sẽ có thể chúng rơi  trên đầu học trò lúc nào. Nhưng đây chỉ là mối lo chợt đến một cách hão huyền. Vì ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, những cái quạt trên đầu chúng tôi vẫn nhẫn nại quay tròn một cách uể oải và không ngừng phát ra tiếng kẽo kẹt.

Mọi ngóc ngách trong trường thì cũng đã đợc tận dụng tối đa. Chỗ này làm nơi sản xuất mành trúc của Tổ Mành Mành, chỗ kia làm chỗ sinh hoạt Chi Đội, Chi Đoàn. Căn phòng rộng nhất vốn là Hội trường ngày xưa thì nay vẫn được dùng làm Hội trường, chỉ có khác là nó được tận dụng để hội họp liên miên, đặc biệt là mọi người hay tụ tập ở ớ.ó để nghe phổ biến chi thị, hay học tập để quán triệt từng điều khoản trong các Nghị quyết. Vậy thì còn điều gì để mà Tổ chúng tôi góp phần đề xuất ý kiến trong việc tham gia phong trào bảo vệ tài sản XHCN nữa đây ? Ay thế mà hôm họp Tổ, anh chàng giáo viên môn Hóa đã nêu ra được cái ý kiến được coi là cũng hay ho. Anh ấy nói :

- Tôi thấy bọn nhà giáo chúng mình phí phạm nhất là cái vụ phấn viết bảng. Cục phấn khả dài còn xài được, vậy mà đã vứt đi để bẻ cục phấn mới.

Tôi gật gù: .

- Cũng đúng ? Tôi thấy có nhiều cục phấn bỏ đi mà nhắm thấy vẫn còn viết được .

 Một cô giáo nhăn mặt : .

- Nhắm thấy là sao ? Cỡ bao nhiêu thì còn viết được ? Ba phân, hai phân hay là một phân ?

Tôi đáp lại mà thấy lòng cũng ngợng ngùng vì xưa nay cha bao giờ phải sa đà vào những đề tài như thế:

- Tôi có lấy thước đo đâu mà biết chính xác. Thế mới gọi là "nhắm".

Thầy dạy Sinh Vật đề nghị :

 - Vậy mình làm thí nghiệm thử đi. Coi cục phấn ngắn nhất đến khi không còn xài được nữa thì nó dài bao nhiêu?

Mọi người đều tỏ ra hoan hỉ, không phải vì mục đích tìm cho ra lời giải đáp hợp lý, mà là vì thấy mình sắp sửa tham gia một trò chơi thú vị, coi thử ai viết nên chữ bằng một eụe phấn ngắn nhất ? Tuy nhiên, bỗng một cô khác cất giọng gắt gỏng :

- Thôi đi ! Các ông đừng có bầy trò ra nữa. Chỉ cần nêu ý kiến là không nên xài phí phạm phấn viết bảng là được rồi. Đo lọ nớc mắm đếm củ dưa hành kiểu đó khi đem ra buổi họp, các Tổ khác họ cười cho thối mũi ?

Ý kiến của cô, sau cùng đều được mọi người tán thành. Và kết quả của cái cuộc bàn cãi này là ở phòng giáo viên, ngoài hộp phấn trắng như mọi khi nay còn có thêm một hộp đựng phấn vụn nữa. Các thầy cô khi viết hết một cục phấn, thay vì vứt đại xuống bục giảng như trước thì nay gom lại đem về phòng giáo viên để bỏ vô đó. Tôi không biết những hộp phấn vụn này sau đó được Chi Đoàn mang đi đâu, nhưng xét ra cái hộp phấn vụn này cũng có cái ích lợi của nó. Bởi có nhiều hôm hộp phấn nguyên đã cạn queo, chúng tôi đã phải bới trong cái hộp ấy để moi lại mấy viên còn xài tạm đợc. Đúng là tủn mủn, nhng thế cũng là một cách "bảo vệ tài XHCN" chứ sao, cho dủ nói ra thì ai cũng thấy là rị mọ.

Mà trong cuộc sống của chúng tôi, dần dà cũng chẳng còn mấy ai e ngại những chữ gọi là rị mọ hay tủn mủn nữa. Bởi cuộc sống của chúng tôi cứ ngày càng đi xuống. Ngoại trừ vài cô giáo mà gia đình hãy còn của ăn của để, nay lại cứ biểu diễn quần đen áo cánh nâu cho ra vẻ con nhà vô sản nhưng cung cách, bộ dạng thì vẫn lòi cái đuôi tư sản, cụ thể là bây giờ, trong túi, trong bị của các cô vẫn còn đầy nhóc xi muội, mứt khế hay táo giầm. Nghĩa .là vài cô vẫn còn tiền ăn quà như mỏ khoét ? Còn đa số chúng tôi thì ai nấy đều ăn mặc xuống cấp thấy rõ.. Rõ nhất là cái mông quần tây của mấy thầy. Do đi xe đạp nên phía đằng sau mầu quần cứ bạc đi, vải bai dần ra.



                                  (còn tiếp)

0 nhận xét