Open top menu
Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013




                                                                   NHÀ VĂN NHẬT TIẾN

                                                                (tiếp theo) 




Trở lại câu chuyện giữa các cô giáo mách nhau :

“ "Cứ móc cống rãnh lấy bùn lên rồi đem ngâm quần áo vào là xong tất".

Tuy biết vậy, nhưng tôi chư­a được nghe có cô giáo nào trình bầy lại cái kinh nghiệm "nhúng quần

áo vô bùn cống để nhuộm đen cả". Nhưng cũng không vì thế mà cái óc tò mò của tôi chịu nằm yên một  chỗ. Nói của đáng tội, cũng chỉ vì lấn cấn cải vụ "bùn dưới cống" này mà nhiều hôm ở trường, khi có một cô giáo đi ngang qua, tôi đã không khỏi nhìn xuống cái ống quần để xem quần thâm của các cô nếu nhuộm bùn thì nó sẽ ra như­ thể nào ! Nhất là những người đi qua đi lại có bị cái mùi nước cống bốc lên, xộc vào mũi hay không ?



                                                                 ***

Chuyện Mục đích, Yêu cầu và Liên hệ bản thân mới chi là phần mở đầu của Giáo án. Qua phần Nội Dung Bài Giảng, tư­ởng dễ dàng mà cũng hóa ra rất chật vật. Trong các buổi hư­ớng dẫn soạn Giáo án,  chúng tôi đã được nghe chỉ thị: Các đồng chí phải dự phòng mọi tình huống khi học trò có nêu câu hỏi sau bài giảng. Tuyệt đối không được nói năng linh tinh ra ngoài đề tài đang học. Vì thế, phải

dự đoán trư­ớc học trò sẽ hỏi những gì xoay quanh bài học và soạn sẵn trư­ớc những câu trả lời.  Khi trả lời cũng phải tập trung vào kiến thức của bài giảng chứ không được phát biểu bừa bãi ra ngoài lề. Mọi câu hỏi và đáp án phải ghi đầy đủ trong Sổ Giáo án và đặt ở cuối lớp để sẵn sàng khi có kiểm tra.

Y thức cảnh giác của Nhà Nư­ớc quả là cao độ. Họ lo đến cả chuyện đối đáp giữa thầy và trò trong lớp học. Có thế thì mới bắt chúng tôi soạn sẵn những câu hỏi mà thầy cô dự trù học trò sẽ hỏi, rồi lại phải soạn cả nhữngcâu trả lời. Có nghĩa là cả thầy lẫn trò “không được nói năng linh linh ra ngoài đề tài đang học". Đấy là một hình thức kìm kẹp rõ ràng chứ còn có ý nghĩa nào khác nữa đây ?

Ở các tỉnh phía Nam thì tôi không rõ có thầy cô nào bạo gan nói năng xuyên tạc ra ngoài lề không, nhưng tôi cũng đã được nghe kể những chuyện đã xây ra trong lớp học ở miền Bắc mà nhiều khi chẳng phải do ai cỏ ý đồ phá phách gì, có khi chỉ là nói lên một vài sự thực xây ra hằng ngày. Như­ có một lớp tiểu học ở ngoài kia được chọn lựa làm "Lớp học điển hình". Cô giáo được lệnh chuẩn bị một tiết dạy để hôm đó, nhiều nhân sự thuộc các Ban Ngành trong Sở Giáo Dục sẽ tới tham quan tại chỗ. Khỏi cần phải nói cũng biết cô giáo lo lắng và chuẩn bị tiết dạy của mình  kỹ lư­ỡng đến như thế nào. Đề tài cô chọn được dạy học trò hôm nay là “Kính yêu Bác Hồ". Trong giáo án của cô cũng có đầy đủ Mục đích, Yêu cầu, Liên hệ bản thân đại để như làm cho học trò trong lớp hiểu được rằng Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nư­ớc và dân tộc Việt Nam. Các em thiếu nhi qua đó phải có lòng kính yêu Bác, phải làm theo 5 điều Bác đã dạy gồm : I) Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, 2) Học tập tốt, lao động tốt, 3) Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt, 4) Giữ gìn vệ sinh thật tốt, 5) Khiêm tốn, chạc thà, dũng cảm. Rồi cô còn liệt kê sẵn ra cả một vài công việc gợi ý để các thiếu nhi liên hệ bản thân sẽ cần phải làm để tỏ lòng kính yêu Bác. Cô còn bắt vài đứa phải học thuộc lòng để hôm ra điển hình" chúng nó không bị ngấp ngứ”. Riêng về trợ huấn cụ thể cô cũng đã chuẩn bị sẵn mấy tấm ảnh của bác Hồ, nào là ảnh chụp Bác đang bế và ôm hôn một cháu thiếu nhi, ảnh chụp Bác đang cùng các cháu múa hát, lại có cả tấm ảnh Bác đang chia kẹo cho các cháu nữa. Kỹ lư­ỡng đến thế còn gì !

Ấy thế mà trư­ớc cả chục con mắt lom lom của các thành viên tham dự buổi giảng dạy điền hình, một chuyện bất thư­ờng đã xảy ra. Một trò gái ngồi ở khoảng giữa lớp bỗng nhiên cất tiếng ho húng hắng. Rồi nó cúi xuống quay sang lúi húi lục cái gì đó ở trong túi vải đặt ngay kế bên. Trong khi lục tìm, nó cố dằn cơn ho đến nỗi mặt của nó  đỏ ửng lên. Tiếng ho của nó làm cả lớp quay lại nhìn. Bỗng bất chợt nó giơ tay lên và cất to giọng như để át tiếng ho lại sắp bật ra khỏi họng:

- Thư­a cô . . .thư­a cô . . .hôm nay . . .hôm nay cô có  mang bánh kẹo đi bán như mọi hôm không ạ ?

Cả lũ học trò ngồi chung quanh chợt ré lên cư­ời. Ôi giời, đang thao thao về chuyện Bác Hồ mà con bé lái ngay sang chuyện bán bánh, bán kẹo trong lớp thì còn trời đất nào nữa, mặc dù nó chỉ cầu cứu tới món kẹo của cô giáo để làm giảm cơn ho trong những phút cần sự nghiêm chỉnh nhất. Thế là lớp học nhốn nháo cả lên. Trong số mây vị đi tham quan ngồi ở phía cuối lớp đã có vài vị nhấp nhổm đứng lên. Tiết học điển hình tuy không có lệnh của ai.mà cũng tự nhiên rã đảm. Riêng cô giáo thì chỉ còn biết đứng như trời trồng. Cô không thể mở miệng tác xác câu hỏi hỗn xư­ợc của con bé vì trong ngăn kéo bàn của cô bịch kẹo bánh vẫn còn nguyên đó mà vì bận rộn nên cô chư­a có dịp chào hàng. Chuyện này không biết là thật hay đùa, nhưng chính tôi đã nghe kể lại và đã tự hỏi không biết sau này cô phải nhận lãnh những kỷ luật gì.

Nghĩ cho cùng, cô giáo ấy và chính chúng tôi ở đây, nay cũng đều là đồng nghiệp và cùng dạy dưới mái nhà trường Xã hội Chủ nghĩa. Hoàn cảnh hiện nay của cô thì bi thảm như vậy, còn chúng tôi trong một t­ương lai không xa nữa rồi sẽ ra sao. Hay là rồi cũng lại rơi vào những tình trạng mà dân chúng miền Bắc đã từng diễn tả trong mấy câu ca dao:

Thày giáo lãnh lương ba đồng

Làm sao sống nổi mà không đi thồ

Nhiều thày phái đạp xích lô

Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh ?

Tiền đồ học sinh ra sao, câu ca dao trả lời sau đây nghe cũng khá rõ ràng :

Mười năm cắp sách theo thầy .

Đến khi  tốt nghiệp vác cầy theo trâu !?



                                                        5                                



                               LAO ĐỘNG dưới mái trường XHCN



Một trong những mục tiêu hàng đầu mà chính quyền mới nhắm vào dân chúng ở các đô thị miền Nam sau tháng 4- 1975 là bắt họ phải học tập để biết giá trị của hai chữ Lao Động. Vì thế mà những từ ngữ vốn xa lạ trư­ớc đây nay đã trở thành những câu nói trên đầu môi chót l­ưỡi của nhiều người như thể: “Lao động là vinh quang", "Kẻ không lao động là kẻ ngồi không ăn bám xã hội ', "Tích cực lao động để góp phần làm ra của cải vật chất. . . " . .v. .v. . . .

Học rồi thì tất phải thực hành ngay. Mọi công tác thực hành lao động, bao gồm nhiều phạm vi rộng lớn, được mang một cái tên tóm gọn là "Lao Động XHCN".

Ở cương vị nhà giáo, chúng tôi được các thuyết trình viên giảng giải rằng :

" Trong chế độ cũ, giai cấp tư sản đã dùng những hình thức đè nén, đàn áp, kể cả roi vọt cũng như sựụ đói rét, bần cùng để trói buộc những người làm thuê vào guồng máy bóc lột của nó. Giờ đây, tổ chức lao động xã  hội cộng san chủ nghĩa mà bước đầu  là chủ nghĩa xã hội thì dựa vào và sẽ ngày càng dựa vào kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những người lao động , những người  sẽ bẻ gẫy gông cùm của bọn địa chủ tư bản. "

Chính vì thế mà chính quyền cách mạng phải :

" Kiểm soát chặt chẽ các giai cấp bóc lột, tất cả những kẻ quen thói ngồi không ăn bám, những  bọn con ông cháu cha, bọn ăn cắp, lưu manh , bắt chúng phải phục tùng, phải gánh vác nghĩa vụ xã hội trước hết là nghĩa vụ lao động. Chỉ có cưỡng bức bọn bóc lột, bọn ăn bám, bọn lười biếng phải lao động thì chúng mới đươc sống chính đáng  trong xã hội mới. "

Trên cơ sở lập luận này, riêng ở thành phố SàiGòn, tôi đã thấy mọi sinh hoạt ở chung quanh đã bị xáo trộn hay bới tung cả lên. Như ở đầu ngõ nhà tôi có một tiệm hớt tóc. Gọi là tiệm cho nó sang. chứ thật ra cơ ngơi của ông thợ này chỉ là một khoảnh đất láng xi-măng kê vừa đủ một cái kệ trên có gắn một cái gơng soi và vài thứ đồ hớt tóc linh tinh. Rồi đến một cái gbế gỗ có tay vịn trên có vắt một tấm vải trắng dùng làm khăn choàng khi có khách. ở sát ngay rìa lối đi chung vào ngõ, ông còn căng thêm một tấm nylon mầu xanh đã cũ mòn để che nắng hay phòng khi mưa tạt. ấy thế mà ông đã được cán bộ trên Phường xuống rỉ tai :

" Phải tém dẹp ngay đi vì tiệm của ông là một hình thức làm ăn của bọn tư sản".

Ông thợ hớt tóc lắp bắp:

~ " Tôi . . .tôi lao động mà. . . .tôi đâu có bóc lột của ai?"

Cán bộ Phường nói như học thuộc lòng : .

~ Lao động của anh là lao động cá thể. Cứ cái gì cá thể đều là mầm mống của tư sản, nó sẽ nẩy sinh cái tinh thần bóc lột của giai cấp tư sản. Vì thế phải tém dẹp ?"



                     (còn tiếp)


Tagged

0 nhận xét