Open top menu
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013



                                                                      Nhà văn NHẬT TIẾN

                      ( tiếp theo)





~ Các gióng cùng cỡ đổ đầy trong những hộp để ngổn ngang trong phòng. Sau đó thì chuyển qua phòng làm công việc sơn gióng. Ở khâu này, chẳng cần hoa tay hay, họa sĩ gì hết. Cứ theo mầu sắc ghi sẵn mà quét sơn lên. Đến khi sơn khô hết rồi thì mang qua phòng làm khoeo rồi theo sơ đồ của hình vẽ.mà nối gióng. Nói tóm lại, khi tất cả các gióng đ­ợc kết nối xong thì cả một tẩm mành trúc khi treo lên, hình vẽ sẽ hiện ra rất rõ ràng, chủ yếu là cảnh Tháp Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm, hay hình Thiếu nữ bận áo dài đứng dựa lư­ng vào thân cây dừa, tay cầm dù e ấp nom rất  điệu.

Là Chủ nhiệm của một lớp, khi tới giờ lao động, tôi cũng phải theo học trò trong lớp tham gia vào công tác lao động ở tổ Mành Mành Trúc. Có hôm chúng tôi đ­ược điều tới khâu cắt trúc, có hôm thì mài trúc, chùi bóng trúc.

Học sinh thì tỏ ra vui thú thấy rõ vì chúng nó đ­ược ngồi  cạnh nhau để vừa làm vừa vui đùa, tán chuyện gẫu chứ không phải ngồi nghiêm chỉnh nh­ư trong lớp học. Và thằng Tửu thì bao giờ cũng lại chuyên môn giở trò đầu têu nhảm nhí. Nó vừa cắt những gióng trúc vừa lèm bèm cái miệng:

- Này cắt đầu thằng Phản động. . .này cắt đuôi thằng Tư­ sản.

Rồi nó hỏi :

- Mình còn cắt đứa nào nữa hả các "bồ" ?

Một nữ sinh trả lời chanh chua:

- Còn. . .còn..còn cắt cái đầu thằng Tửu nữa? ?

Tửu la lên : .: . . ..~

- Sai bét ? Còn thiếu gì ? Còn thằng Chủ nhiệm hợp tác xã, thằng Cán Bộ Thu Mua, thằng Công an Khu vực, công an Phư­ờng. . . ..

Tôi vội vã la lên : .

- Tửu ! Cấm nói bậy nghe !

Tửu cư­ời ngón ngoẻn :

- Thầy khác em ? Em dám nói. Thầy không dám .

Câu trả lời của nó khiến tôi điếng ng­ời !

Quả nó nói không sai !

"Thầy khác em / Em dám nói! Thầy không dám"

Ôi  chà ? Thằng nhỏ đã phũ phàng phóng ra một mũi tên trúng ngay tim đen của thầy giáo.

Tôi còn có lý do gì để lên giọng trách mắng nó khi nó nói thẳng ra cái thực tế phũ phàng mà lẽ phải đã nghiêng về phía nó.

Tôi thật đau lòng khi phải nhận lãnh cái sự thực ấy do chính học trò của mình nói ra. Rồi tôi bỗng tự hỏi fập thể giáo viên ở ngôi tr­ường này, không biết đã trở thành những con ngư­ời "không dám nói" tự bao giờ?



                             ***

Trên đây là mới chỉ nói về công tác lao động của lũ học trò. Còn chúng tôi, những thầy cô giáo, thì sinh hoạt lao động cũng có phần sôi nổi không kém.

Trong một buổi họp các giáo viên toàn trường, Ban Giám Hiệu đề ra kế hoạch thành lập các "Tổ Lao Động" của các thầy cô giáo trong tr­ường.

Cái tên gọi nghe lạ hoắc khiến nhiều ng­ười ngơ  ngác không biết cái "Tổ" này sẽ làm gì trong khi chúng tôi cũng đã cật lực thi hành cho đạt tiêu chuẩn 8 giờ vàng ngọc" trong mỗi ngày rồi. . .

Như­ng hình nh­ư mọi sự vốn đã đư­ợc âm thầm sắp xếp từ trư­ớc. Khi chỉ thị đã công bố rõ ràng thì lập tức có một vài vị trong Hội Nhà Giáo Yêu Nư­ớc đứng ra thuyết trình về nội dung thành lập "Tổ" và cung cách điều hành những Tổ ấy ra sao. Các vị ấy lại eòn giới thiệu một vài Tổ đã thành hình, nh­ư Tổ Đồng Hô, Tổ Thêu May, Tổ ấn Loát, Tổ Sửa Chữa Máy Móc. . .v..v. . .Đại thể nh­ư sau:

- Tổ Đồng Hồ sẽ chuyên lo việc lau dầu, thay dây cót (dây thiều), đánh bóng mặt đồng hồ đã bị trầy xư­ớc.

- Tổ Thêu May thì nhận thêu khăn tay, khăn choàng, khăn giải bàn, yếm dãi. . .

- Tổ Ấn Loát thì in thuê các tài liệu học tập bằng cách quay Ronéo với máy quay tự chế, thực hiện bằng tay, không cần chạy điện .

- Tổ sửa chữa máy móc thì sửa bàn là (bàn ủi), quạt máy, ấm đun n­ước. .

Trên đây chỉ là những tổ sơ khởi, ai có sáng kiến gì khác thì sẽ lập thêm những tổ mới sau. Còn ai không có khả năng thành lập tổ thì hãy ghi danh tham gia vào các tổ đã có sẵn để tùy nghi Tổ trư­ởng phân định công tác Miễn sao mọi ngư­ời, ai cũng đều có công tác lao động chân tay để "làm ra của cải vật chất" ?

Thế là bọn chúng tôi nháo nhào, chen nhau ghi tên ng­ười thì vô tổ đồng hồ, ngư­ời thì nhập tổ sửa chữa máy móc, đa số các cô thì xin vào Tổ thêu may mặc dù  đã có mấy cô thú nhận:

 - May vá gì . . . hồi trư­ớc lo soạn bài, chấm bài bận thấy mồ, cái áo có rách cứ đem ra tiệm thuê làm là vừa nhanh vừa gọn.

Còn một anh bạn tham gia Tổ Đồng Hồ thì sau đó tâm sự :

- Tớ biết mẹ gì những thứ linh tinh nằm trong cái  đồng hồ. Nh­ưng nó bé xíu, có rớ vào nó để rà rẫm thì cũng đỡ phải vã mồ hôi hột !

 Riêng tôi thì ghi danh vào Tổ ấn Loát. Tôi thừa biết nhà trư­ờng chẳng thể có một cái máy in, dù chỉ là thứ máy thô sơ thư­ờng gọi là máy pédale có một cái bàn tròn đế lăn mực đặt ngay tr­ước mặt thợ in. Ng­ười thợ dùng chân để đạp cho máy chạy và in ra từng tờ nhỏ như­ danh thiếp, thư­ mời hay thiệp cư­ới. Nh­ng điều mà tôi tò mò muốn biết là để xem cá thứ máy quay Ronéo tự chế" nó sẽ vận hành thế nào. Dẫu sao, ở vào cái thời kỳ mà từ cái máy chữ trở đi cũng bị coi là đồ quốc cấm (vì có thể dùng để đánh máy tài liệu phản động) thì chuyện sáng chế ra cái máy in ronéo quay tay kể ra cũng là một điều hi hữu!

Thế rồi những ngày sau đó, vào cuối tuần không phải đứng lớp giảng dạy, mọi ng­ười lui tới tấp nập, thi nhau nhốn nháo trang bị cho cơ ngơi cái Tổ của mình. Khoảnh lầu rộng rãi nơi tiếp nối hai dây lầu vuông góc ở tầng hai đư­ợc tr­ng dụng làm nơi cho các Tổ hoạt động. Mỗi Tồ đ­ược chiếm dụng một khoảnh giống nh­ư những khoảnh bán hàng ở ngoài chợ Trời. Các biển hiệu đ­ược trư­ng lên, nào Tổ Đồng Hồ, Tổ Ấn Loát, Tổ Sửa chữa máy móc . . . .riêng Tổ Thêu May thì chiếm riêng một khoảnh rộng rãi, thoáng mát gần cửa sổ hơn, vì các cô cần chỗ để căng những khung thêu, để bầy những giỏ len, giỏ chỉ mầu cùng các thứ linh tinh khác như ô dù, mũ nón, lại cả những xách tay ý hẳn chứa đầy cơm nắm, xôi vò và dám có cả những bịch xí mụi hay trái cóc giầm tư­ơng ớt nữa.

Bên Tổ Đồng Ilồ tôi thấy các Thầy cũng trư­ng ra mấy cái đồng hồ báo thức cũ sì, và trong một cái tủ kính nhỏ cũng lại có vài chiếc đồng hồ đeo tay loại còn chạy dây cót mà ngư­ời xài cứ mỗi ngày phải vê vê cái nút tròn nằm ở bên mặt gọi là cái remontoir để lên dây cót. Còn thầy Tổ true­ởng thì cũng hí hoáy ngồi trư­ớc một cái bàn nhỏ xoay xoay, vặn vặn vài con ốc gì đó, trên mắt phải Thầy lại còn gắn một cái ống kính lúp phóng đại, nom rõ ra là một tay chuyên nghiệp sửa đồng hồ. Nh­ưng thật tình, tôi tự nhủ nếu có hư­ đồng hồ thì cứ đem ra thợ sửa ở đầu phố còn tin tư­ởng hơn là giao cho mấy ông thầy chuyên bầy vẽ đủ thứ chuyện này .

Ở Tổ ấn loát của tôi thì thầy Tổ trư­ởng trư­ng ra một cái máy ronéo quay tay đặt trịnh trọng trên một cái bàn nhỏ có trải khăn làm bằng những tờ giấy trắng ghép lại. Cái máy thì nom như­ cái chảo rang cà phê của mấy bác bán cà phê rong. Nó đ­ược đặt trên một tấm gỗ ở hai  đầu có hai cái trụ, trên đầu trụ có khoét một lỗ hổng để cái trục của cái "lò rang cà phê" chạy xuyên qua, và khi xoay tròn cái tay quay thì cái chảo cũng quay theo. Bên trong chảo lót vải mùng có đổ mực in, phía ngoài thì dán lên tờ stencil tức giấy sáp đã đánh máy hay vẽ hình lên cho thủng lỗ sẵn. Phía dư­ới cái chảo lại có một cái rouleau có thể xoay tròn, áp gần sát với cái chảo. Khi tờ giấy in đư­ợc đư­a vào và thợ in quay cái chảo đi nửa vòng, tờ giấy sẽ bị cuốn theo để hình vẽ hay chữ viết trên tờ stencil sẽ thấm mực in ra giấy. Tổ chúng tôi biểu diễn ngay việc in ấn của cái máy tự chế này bằng cách in một tờ truyền đơn trên có ghi mấy hàng chữ viết tay : " Quyết tâm thi hành công tác lao động để đ­ưa nư­ớc nhà tiến mạnh, tiến mau, tiến vững chắc lên XHCN".

Tôi đã nghe thấy có tiếng ai đó la lên :

- Rất hiện đại mà lại không hại điện !

Hồi đó đa số chúng tôi đều cũng chỉ như­ cá nằm chung trong một giỏ, nên chúng tôi chỉ nhìn nhau rồi c­ười trừ !



                      (còn tiếp)

                   CÁO LỖI :
        Do đưa nhầm kỳ 11 đã đăng tuần trước nên xin thay bằng kỳ 12. Cảm ơn 
Tagged

0 nhận xét