Open top menu
Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012


                     Hồ Phong và những uẩn khúc lịch sử

                                                Nhà văn Vũ Huy Quang
                                                       (Hoa Kỳ)

                                                       (tiếp theo)

                                               Những Uẩn khúc lịch sử.

Lãnh tụ phong trào Tân Thanh niên, Tân Văn Hóa là Trần Độc Tú, không những đả phá truyền thống Khổng giáo, đón nhận tư tưởng bên ngòai, còn muốn cải tạo chữ viết nữa. Ông muốn đổi chữ Trung Quốc qua hệ chữ cái (alphabet) của Tây phương, đã nghiên cứu 6 ngôn ngữ chính của Trung Quốc, muốn phát sinh một hệ thống phiên âm thống nhất cho ai ai cũng hiểu nhau, viết cùng một thứ chữ cho tiện lợi. Nhưng ông bị thất bại trong cuộc cách mạng Trung quốc lần 2, các bản thảo nghiên cứu của ông bị thất lạc, vì ông trong thời kỳ bị truy nã tội chính trị gắt gao, bởi tội danh Trốtkít. Nhưng ảnh hưởng văn chương mới của nhóm Sáng Tạo vẫn còn, khai mở nền văn học mới ngày càng mạnh, cho đến tận bây giờ.
Trong 4 cây bút cốt cán thuộc nhóm Sáng Tạo thời danh, hai người sau Trần Độc Tú, là Hoàng Đới Thắng (Wang Duqing) và Hoàng Thạch Vệ (Wang Shiwei), cũng bị - hoặc được - gán cho danh hiệu Trốt kít. (*)
Hoàng Đới Thắng là sinh viên du học Pháp trở về, là nhà thơ, bình luận gia từ 1920. Ông thành Trốtkít từ 1929, cùng lúc với Trần Độc Tú, sau khi ông đã là khoa trưởng khoa văn của Đại Học Trung Sơn ở Quảng Châu và ở Đại Học Thượng Hải. Sau khi nhóm Sáng Tạo giải tán, ông chủ biên tờ Zhankai (Khẳng Khái) tỏ thái độ tố cáo Quách Mạt Nhược đã chịu làm tay sai cho Stalin, làm hỏng cuộc cách mạng.
Còn Hoàng Thạch Vệ, gia nhập ĐCSTQ từ 1926, là một nhà văn biệt tài, (tác gỉa mục “Bạch Huệ Hoang Dã”, nổi tiếng một thời khắp Hoa Lục – nhiều văn bản chép tay được lưu truyền trong giới thanh niên) cùng với nhiều trí thức, văn nhân khác, do lòng yêu nước cùng muốn theo chủ nghĩa xã hội, đã theo con đường bí mật và nguy hiểm, đến với Đảng CSTQ (lúc ấy ở Diên An) sau 1937. Mối liên hệ giữa Đảng và các trí thức, nhà văn không được êm ả như họ tưởng. Có những nhà văn đã bị Mao bẻ gãy khi phát động chính sách Chỉnh Phong năm 1942, như Đinh Linh, La Phong, Tiêu Cang, nhà thơ Ngãi Thanh…và Hoàng Thạch Vệ. Hoàng chủ trương viết văn phải độc lập với quyền lực, người cầm bút phải nhận ra đặc thù của văn học , tìm phương hướng cho tâm linh con người, điều mà chính trị không làm nổi.
Khởi đầu Hoàng và các bạn được đông đảo thính gỉa là thanh niên ở Diên An vỗ tay khen ngợi nồng nhiệt. Sau này chỉ mình Hoàng Thạch Vệ bị kết án, làm dê tế thần…Với lí do ông ít nổi bật nhất trong đám cầm bút, nếu số phận làm sao đi nữa cũng không có tác động nhiều trong quần chúng; Sau nữa, vì ông chỉ trích giới chức Diên An nhiều nhất; Sau nữa, là ông đã có tiếng là Trốtkít; Và ông bị thanh tóan, vì ông không lùi bước trước Đảng.
Đó là thời kỳ Diên An, với “Mao Thọai”, “Tọa đàm văn nghệ” mà chủ trương của Mao là không được nói về khía cạnh đen tối của xã hội, chỉ nói khía cạnh tốt đẹp (vì nay cách mạng đã đang đi và dẫn dắt quần chúng, không còn phải mô tả cay nghiệt, nói lên khía cạnh tiêu cực như thời xấu ngày trước nữa). Mao tuyên bố, “Nhà văn của Đảng công tác trong ngành văn học nghệ thuật”:
“…Chiếm lĩnh chắc chắn mọi công tác Đảng Cách mạng giao phó…Chống lại điều này chắc chắn đưa tới chế độ phân quyền, cốt lõi của đường lối “Chính trị - Mácxít, Nghệ thuật - buốc gioa”, như Trốt ky.”
(Ý nói Trốt kít chủ trương trong chính trị thì là Mác xít, về văn nghệ thì vẫn theo buốc gioa – cáo buộc của phe Stalin. Có thể tìm đọc “Văn Nghệ và cách mạng” của L.Trốtky.)
Vì Hoàng nhấn mạnh vịệc tách văn nghệ khỏi chính trị, tất nhiên không thể đi đôi với chủ nghĩa Mao được, mà Hoàng lại to tiếng nhất, cho nên Mao càng phải triệt cho bằng được, để cho,”văn nghệ phối hợp chặt chẽ với cách mạng toàn diện, thành một khối.”
Tuy các nhà văn được dân mến mộ, nhưng Đảng vẫn thành công lớn, vì những người Trốtkít chưa được dân hiểu như thế nào, bị đã bị gán cho là chưa thực tâm chống Nhật, cùng lúc Vương Minh đang mở chiến dịch bôi nhọ Trốtkít là “gián điệp  Nhật”, góp phần lớn vào việc hạ phẩm cách của những người bị bôi nhọ.
Trong những phiên xử Hoàng Thạch Vệ, chứng cớ là Trốtkít được viện dẫn gồm: Ông ta đã mô tả Stalin như một người “cục mịch”, trông “rất chán”; lại còn phản đối “các phiên tòa Moscow” xử Zinoviev; lại còn chống việc gọi Đối Lập Trốtki là Phát xít, cùng xác định những người Trốtkít như Trần Quý Chung (Chen Qichang) và Hoàng Phần Du (Wang Fanxi) là người “Cộng Sản nhân bản” Ông ta chỉ ra Đảng của Nông dân và Đảng của Vô Sản khác nhau ra sao, cũng lên án sự sai lầm của ĐCSTQ khi hợp tác QDĐ.
(Hoàng Phần Du “1907 -  “ tác gỉa cuốn Chinese Revolutionary, lại là bạn học đồng lớp với Hồ Phong, Hoàng Thạch Vệ “1907- 47” tại Đại Học Bắc Kinh 1925.)
Hoàng Thạch Vệ giữ nguyên ý kiến mình dù bị đấu tố nhục nhã trước sự hiện diện của hàng ngàn người. Sau đó bị mất việc dịch thuật, thành lao công trong xưởng làm diêm. Năm 1947, ông ta bị chết bằng gươm. (Cũng có tin nói ông bị chính quân CS bắn bằng súng trước khi rút, lúc quân QDĐ tiến vào Diên An). Năm 1962, Mao có nhắc đến vụ này, rất lạ, là Mao chỉ nói, “đã quá tay với Hoàng Thạch Vệ.” và vẫn nhớ Hoàng là “gián điệp QDĐ”. Năm 1980, mọi vu cáo quá khứ của ông được bạch hóa, đến 1991 được chính thức “phục hồi”. (Cũng nói thêm là, theo Lâm Khưu Phong, tác gỉa Trung Ương hối qúa, Hoàng Thạch Vệ  phản biện trên Minh Báo (Hong Kong) 25 Tháng Năm 1991: Hai đại diện của Sở An Ninh trao cho góa phụ Hoàng Thạch Vệ số tiền là 10 ngàn yên, để “tỏ mối thương cảm”. Bà từ chối, đề nghị giao số tiền này cho qũy tương tế Hội nhà văn.)
Có lẽ, nhà văn tinh tế nhất và cũng là người Trung Quốc chịu ảnh hưởng lý thuyết Trốt ky nhiều nhất về nghệ thuật và văn học, là Lỗ Tấn, người được toàn thế giới công nhận là vĩ đại của văn chương đương thời Trung Quốc, một George Orwell Trung Quốc thuộc văn chương phái Tả. Nhưng các nhà nghiên cứu văn học cận đại chỉ bỏ chút ít không bõ công gì cho việc nghiên cứu chuyện liên hệ trí thức giữa Trốt ky và Lỗ Tấn; và ở Trung Quốc, thì nhiều năm nay người đã được mồ yên mả đẹp là Lỗ Tấn, lại càng không bị ai nhắc nhở gì đến việc Lỗ Tấn đã là một biểu tượng chính trị mà chuyện liên hệ với Đệ Tam Quốc tế xấu xí như một con sâu róm - mà ai cũng muốn hắt bỏ nó đi.
Lỗ Tấn đã lâu được người ta xem như người đối nghịch với những người Trốt kýt không nguôi. Năm 1933, có chứng cớ mới lộ ra rằng ông không hẳn đã như thế.
Lỗ Tấn đọc Văn Học và Cách Mạng của Troskit, coi đó như cuốn căn bản cho tư tuởng sinh họat văn nghệ của ông, từ bản dịch tiếng Nhật; ông bảo trợ việc dịch cuốn này sang tiếng Trung Quốc qua Vệ Thủy Nguyên (từ Nga Văn) và Lý Tích Diên (từ Anh văn) nhưng rồi Vệ bị lao qua đời, chuyện dịch chỉ còn Lý đảm nhận, và in năm 1926. Lỗ Tấn dịch bài diễn văn dài của Trốtky, phát biểu tại Ban chấp hành Trung Ương ngày 9 tháng Năm 1924 (từ tiếng Nhật); và năm 1926, Lỗ Tấn dịch (cũng từ tiếng Nhật) bài nhận định của Trốtky về bài thơ “Mười Hai” của Alexander Blok, trong “Văn Học và Cách mạng”. Tháng Tư 1927, Lỗ Tấn nhắc lời Trốt ky, “văn chương quần chúng chưa có thể thành hình” vì, “nay không có loại nào đáng được gọi như thế, chỉ vì quần chúng chưa mở miệng. Những tiếng nói đang cất lên lúc này, vẵn chỉ là tiếng nói của kẻ bàng quan.”
Phải ghi nhận một điều là Lỗ Tấn ra sức dịch cho xong cuốn Văn Học và Cách Mạng này lại sau khi ngày Trốtky đọan tuyệt với Stalin: Ngày 22 tháng Năm 1929, ba tháng sau khi Trốtky ra khỏi Xôviết, Lỗ Tấn (trong buổi nói chuyện tại Đại Học Diên Ninh, vẫn công khai nhìn nhận y như Trốtky về mối liên hệ chính trị-văn học. Ông chỉ thôi không nhắc đến Trốt ky sau 1929, có thể vì tế nhị, nhưng quan điểm của ông vẫn coi chuyện văn học chỉ thuần là phản ánh điều kiện kinh tế mà sinh ra, chỉ là nhận thức tầm thường, ngu xuẩn.

                       (còn tiếp)
Tagged

0 nhận xét