Open top menu
Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013




                                             (tiếp theo)



Bác Ba Phi gật gù :

“ Thì nhất định về rồi. Nước Mỹ có hay mấy hay, tôi già rồi, trẻ trung đâu nữa mà đòi lập nghiệp  Vả lại chết ở quê giỗ tết còn được nén nhang. Chứ chôn đây sau này đứa nào nhớ tới mình ?”

Lão già thở dài buồn bã :

“ Già cả về Việt Nam sống đúng rồi. Chỉ buồn cho cái nước mình , hằm hè nghi kỵ, coi nhau như kẻ thù quân hằn . Thật chả bù cái xứ Mỹ này, nói gì thì nói, dân nó thân thiện với nhau lắm. Bác cứ thử nhìn anh cảnh sát coi. Hoàn toàn không sợ sệt hoặc tránh thật xa như với mấy ông “cố nội” nhà mình ở Sàigòn mặt cứ lầm lầm như chó ăn vụng bột. ĐM chúng nó, cảnh sát đéo gì như lưu manh, côn đồ, chẳng hiểu bao giờ mới thân thiện với dân như  ở đây ?”

Bác Ba Phi vui vẻ :

“ Chẳng cứ gì cảnh sát , dân đây tử tế lắm, từ hồi sang tôi chưa hề thấy thằng ăn cắp nào mới lạ chứ ? Tôi nhớ có lần đi chợ, lúc trả tiền làm rớt đồng năm xu, tôi làm biếng không nhặt . Ay thế mà  có một chú nhóc Mỹ trắng chạy tới nhặt lên đưa cho tôi làm mình vừa cảm kích, vừa phục sát đất…”

Lão già gật gù :

“ Đúng đó. Tôi thường đạp xe đi chợ Mễ. Lần nào cũng phải khoá xe để ngoài cổng chợ . Một lần ở cửa hàng 99 xu ra, tay cầm bịch hàng mới mua, tôi mới nảy ra ý định thử dân Mỹ cái coi, lần này mình không khoá xe, để luôn bọc đồ ở xe coi lát nữa ra liệu có còn không ? Nghĩ xong làm liền, tôi vào chợ Mễ đẩy xe mua đủ thứ rau quả cá thịt. Nhìn đồng hồ hoá ra vào chợ đã quá một tiếng, nghĩ tới cái xe đạp với bọc đồ  để “phóng sinh, phóng địa” ngoài cổng chợ tôi giật mình đánh thót. Toi rồi, mình để chỗ đó người qua kẻ lại, làm gì chẳng có anh nổi máu tham, vả lại gần đó có mấy cha homeless đang ngồi liệu nó tha mình ? Nghĩ vậy, ruột nóng như lửa đốt, tôi giục bà bán hàng tính tiền mau mau. Thế rồi tim đập thình thịch, vừa hồi hộp vừa lo lắng, tôi đẩy xe hàng mau mau ra chỗ để xe đạp….”

Lão già kể ngưng lại, rồi như để tăng thêm nỗi hồi hộp cho bác Ba Phi, lão nhấp  ngụm cà phê, lim dim mắt tận hưởng nỗi khoái trá gây được sốt ruột cho người nghe.

Bác Ba Phi sốt ruột thật, ở cái xứ Mỹ này quả thực mọi thứ đều thừa mứa, của rơi ngoài đường có khi không ai thèm nhặt  nhưng cả một túi đồ với cái xe đạp vứt phóng sinh phóng địa ngay ngoài cổng chợ xung quanh lại đầy dân homeless thì sao mà còn ?

Gọi là vô gia cư nhưng họ vẫn được nhà nước nuôi ăn, có chỗ ngủ hẳn hoi, nhưng chắc vì cái máu “giang hồ” thích tự  do không chịu ăn ngủ đúng giờ giấc nên một số người bỏ ra ngoài làm dân “bụi đời” đó thôi. Số này phần nhiều nghiện hút, tiền xin được “chích choác” hết  nên có cơ hội là “chôm chỉa”, trấn lột, vậy mà lão già này đem của  bỏ ngoài đường , ngoài chợ sức mấy tụi nó tha.

Bác Ba Phi cười hì hì :

“ Chắc ra tới nơi mất hút cả xe lẫn đồ chứ gì ?”

Lão già lắc đầu :

“ Tôi cũng tưởng như bác . Thật không ngờ…ra tới nơi xe vẫn còn, túi đồ vẫn nguyên mới lạ. Mấy cha homeless vẫn ngồi đầy quanh đấy, vẫn cười nói ríu rít , mà không cha nào  dòm tới ba cái đồ tôi quẳng ngay bên cạnh họ mới ghê chứ !”.

Bác Ba Phi thẫn thờ :

“ Vậy ngang thời thịnh Đường bên tàu rồi còn gì ? Của rơi không ai thèm nhặt. Thật chẳng bù cho xứ mình. An cắp từ gói mì cứu tế người bão lụt, sắt thép xây dựng  nhà chung cư cho tới tiền hưu, tiền tuất người già. Thử hỏi còn có cái gì là nó không ăn cắp ?  ”

Lão già cười  hô hố :

“ Chuyện nọ xọ chuyện kia. Đang chuyện ba thằng homeless chê đồ của tôi nhảy sang chuyện quan tham Việt Nam. Nói thực với bác, ngày xưa chỉ có một vua thôi nên chỉ cần một đấng minh quân là dân sướng rồi. Thời nay nước mình có tới cả ngàn ông vua làm sao cả bằng ngần ông ấy đều là minh quân được ? Thôi ông ơi, cái nước mình nó thế rồi, nghĩ ngợi lắm tổn thọ.”

 Hai người kéo nhau khỏi quán. Câu chuyện rôm rả từ lúc mới gặp khiến họ  thân thiết như đôi bạn tri kỷ. Lão già kéo áo bác Ba Phi :

“ Không có việc gì thì đến chỗ tôi chơi …”

Bác Ba Phi ngần ngừ :

“ Tôi sợ con bé Ut nhà tôi nó càm ràm. Để tôi gọi điện hỏi qua nó một tiếng…”

Lão già rút ngay trong túi ra chiếc cell phone :

“ Vậy ông gọi đi !”

Bác Ba Phi lục cái name card đưa cho lão già bấm số. Bác áp tai mãi vào  máy mà chẳng nghe thấy tiếng cô Ut đâu chỉ thấy có tiếng Mỹ xí  la xí lô . Bác trả lại máy, bực mình :

“ Con nhỏ này nó  liến thoắng vậy, bố ai hiểu nó nói gì ?”

Lão già giật lấy cell phone trợn mắt nghe rồi cũng lắc đầu :

“ Tôi cũng chịu, chẳng biết nó nói cái gì…chắc nó bảo máy đang ở ngoài vùng phủ sóng tạm thời không liên lạc được …”

Bác Ba Phi lắc đầu :

“ Ở  Mỹ sao ngoài vòng phủ sóng ? Sóng nó đưa lên vệ tinh phủ khắp nước ấy chớ, đâu có như Việt Nam mình…”

Lão già bực mình :

“ Bác nói gàn bỏ mẹ. Mỹ thì Mỹ cũng có lúc bị mất sóng chớ. Thế bác có biết ở Mỹ cũng bị cúp điện không ?”

Bác Ba Phi cười lớn :

“ Ở Mỹ bất cứ cái gì cũng xài điện. Cúp điện có mà chết cha nó ? Ong làm như  Saìgòn vào mùa khô không bằng …”

Lão già cười hơ hớ :

“ Ay thế mà trang trại của tôi thỉnh thoảng cứ bị cúp mới chết chứ . Đang bơm nước tưới cây xoè xoè, nó cúp cái rụp, thế là ngưng hết mọi việc. Có lần nó cúp cho nguyên ngày luôn…”

Bác Ba Phi tròn mắt :

“ Vậy sao con út nhà tôi nói ở Mỹ mà cúp điện thì quốc hội nó họp chất vấn liền. “

Lão già xua xua tay :

“ Thôi thôi quốc hội nó họp hay không họp kệ bố nó. Người Mỹ có kiểu  người Mỹ, mình người Việt cứ sống theo kiểu người Việt . Tôi nhớ có lần thằng con nó cho đi chơi xa lên tận thủ đô Washington  DC thăm Toà Bạch Ốc . Tất nhiên mình đứng ngoài cổng ngó vào thôi . Khách tham quan đông nườm nượp, rặt Mỹ với Mỹ, com lê ca vát, anh nào anh nấy nom phởn phơ sang trọng, tay cầm cờ hoa, mặt mũi vênh vang tự hào hết biết. Bất đồ giữa đám đông có một thằng cha nghênh ngang đi qua. Ong biết thằng đó là người nước nào không ?  “

Bác Ba Phi cười cười :

“Lọt được vào cái đám đó không phải dân Mỹ chính gốc thì cũng là Việt kiều có quốc tịch ?”

Lão già lắc đầu :

“ Không , không phải Mỹ mà cũng chẳng phải Việt kiều. Một thằng tàu khựa chính hiệu mới chết chớ ? Thằng cha này cao lớn, bệ vệ, bụng to như cái dó mẹ, mặc quần áo tàu cắt theo kiểu xập xám, tay phe phẩy chiếc quạt lông tổ bố, rồi chẳng thèm nhìn ngó xung quanh, lão cứ tỉnh bơ làm như thiên hạ chết hết cả, thong dong bước đi làm mấy anh mũi lõ tóc quăn cứ  trố cặp mắt xanh lè lên mà nhìn theo. Trông thấy thằng tàu khựa đi đứng ngông nghênh giữa đám Mỹ trắng mà mình thấy buồn cho dân mình. Mẹ kiếp , con trai con gái choai choai bây giờ lại có cái mốt mắt nâu môi trầm, học theo Đại Hàn mới chết . Mà thằng Đại Hàn hồi trước 75 so với người Việt mình là cái thớ đéo gì. Dân Sàigon nó khinh một mách. Vậy mà bây giờ…xin làm đầy tớ nó cũng đéo được. Thật là buồn, đau hết cả mình mẩy. Vậy mới nói mình phải học theo cái lão “khựa” đó, mặc cha thiên hạ, mình thế nào cứ  “diễn”  đúng như thế ấy thì mới ngon…”

Bác Ba Phi cười cười :

“ Vậy “diễn “ thế nào mình mới đúng là người Việt  ?”

“ Đừng có tự ti mặc cảm nha. Khối cái mình vẫn làm, vẫn coi hết sức bình thường  mà  thằng Mỹ trông thấy phải sợ…vãi đái. Nó sợ thì kệ cha nó, quốc hồn quốc tuý thì mình phải giữ, vậy nó mới phục .”

Bác Ba Phi tròn mắt :

“ Ong nói cái gì tôi không hiểu ? Ong bảo mình phải giữ cái gì thì Mỹ nó mới phục ?”

Lão già toét miệng cười :

“ Dựng cờ tây “ chứ còn gì ?”

“ Dựng cờ tây ? Y ông muốn nói món cày tơ ?”

“ Chứ còn nữa. Nó là món quốc hồn quốc tuý, đậm đà tình tự dân tộc đó. Tôi nói nhỏ với bác nhá, tôi  có con cẩu này đang còn tơ lắm. Hôm nay bác tới trang trại  tôi, hai thằng “dựng cờ tây”, làm một bữa tiết canh với dồi nướng cho thoả lòng mong nhớ bấy lâu nay…”

Bác Ba Phi bật cười :

“ Lại chó tây, chó Nhật chứ gì, ăn gây bỏ mẹ…”

Lão già trợn mắt :

“ Bác đừng coi thường thằng em nhé. Chó Phú Quốc đàng hoàng. Chẳng hiểu sao lại bỏ đi hoang mò ngay vào bếp tôi ăn vụng, tôi lừa mãi cho cu cậu gặm mấy cái móng giò mới tung thòng lọng , xiết ngay vào cổ, rồi xích nghiến  lại nhốt trong buồng tắm, ngày ngày cho nó hai bát cơm xương, mới vài hôm đã béo hú, chờ ngày cho lên…thớt…”

Bác Ba Phi lè lưỡi :

“ Có mình ông mà định thịt cả con chó ?”

Lão già cười hích hích :

“ Một mình một cỗ cũng buồn,  Rượu ngon cần có bạn hiền mà . Bởi vậy tôi cứ nhốt chú khuyển đó, tìm cho được người cùng hội cùng thuyền, bàn chuyện bí mật …thịt chó. Bởi vậy mới thoáng gặp bác tôi đã ưng ngay rồi. Nom mặt mũi bác ngẩn  ngẩn ngơ ngơ như …ngỗng ỉa, đúng người Việt đằng mình trăm phần trăm rồi . Thế là tôi bám ngay theo bác. Au cũng là cái duyên..dựng…”cờ tây” với nhau. Mong bác đừng từ chối…”

Bác Ba Phi cười như mếu :

“ Tôi tưởng ông mời tôi vào hội kín, dựng cờ đại nghĩa bàn chuyện chống tham nhũng, cứu dân đen. Ai ngờ dựng…”cờ tây” bàn chuyện thịt chó…hu hu hu…”

                                                                               

                                  (còn tiếp)

0 nhận xét